Hà Nội

Nguy hại khôn lường khi uống nhiều nước ngọt có ga

26-03-2015 14:11 | Đời sống
google news

Nước ngọt có gas là loại nước giải khát được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều, thường xuyên và trong một thời gian dài thì có thể gây ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển và sức khỏe.

Rất nhiều người thích uống nước ngọt vì nó ngon lành và giải tỏa nhanh cơn khát, giúp ăn gì cũng trôi và còn nạp năng lượng thần tốc cho những lúc mệt nhoài. Thực chất những loại đường đơn trong thành phần của nước ngọt có ga chỉ cung cấp năng lượng cho người sử dụng, nhưng không cung cấp kèm vitamin, nên gọi là “năng lượng rỗng”, nó không có lợi cho người sử dụng nếu dùng nhiều và thường xuyên.

Theo thói quen, nhiều người khi ăn nhiều đạm thì sẽ uống uống nước ngọt để dễ tiêu hóa. Thực chất trong nước ngọt có ga không có tác dụng giúp hoạt động tiêu hóa tốt hơn, hiện tượng ợ hơi là do CO2 tách khỏi nước và thoát ra ngoài chứ không phải là dấu hiệu của sự “dễ tiêu hóa”.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Nạp quá nhiều nước ngọt có gas là nguyên nhân gây một số bệnh sau:

Gây bệnh ung thư

Nguyên nhân làm cho các loại nước uống có ga, có chứa carbonat làm tăng nguy cơ bị ung thư thực quản là do nước có ga thường làm căng dạ dày, gây ra hiện tượng trào ngược và trực tiếp dẫn đến ung thư thực quản. Ngoài ra, những người uống nhiều thức uống có cafein thì gan sẽ bị tổn thương.

Hỏng men răng

Đường và acid trong đồ uống có ga soda sẽ làm hỏng men răng một cách từ từ và sau đó là răng sẽ bị sâu không thể cứu chữa được.

Tim mạch

Trong đồ uống có ga và soda có chứa rất nhiều đường Fructoza, là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Gây lão hóa da nhanh

Những loại axit có trong nước ngọt gây hại cho sức khỏe và sắc đẹp của bạn. Những loại axit này khiến làn da của chúng ta mất đi vẻ sáng mịn, ợ nóng và tăng nguy cơ đối mặt với bệnh loãng xương. Uống nước ngọt khi đói sẽ phá vỡ sự cân bằng giữa axit và kiềm của hệ tiêu hóa.

Gây béo phì

Một trong những sự thật gây sốc của nước ngọt chính là gây nên tình trạng béo phì. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Đan Mạch đã phát hiện ra, uống nước ngọt hàng ngày sẽ làm gia tăng các loại chất béo khác nhau trong cơ thể. Thậm chí, nước ngọt còn làm tăng cholesterol. Không chỉ nước ngọt thường mà cả nước ngọt ăn kiêng cũng có thể làm tăng “chu vi” vòng eo và tăng cân. Chất tạo vị ngọt trong nước ngọt ăn kiêng làm tăng nồng độ đường trong máu, từ đó dẫn đến tăng cân.

Tăng nguy cơ sỏi thận

Trong nước ngọt có chứa chất phốt phát, một loại chất đã được xác định là góp phần gây nên sỏi thận. Tạp chí Dịch tễ học của Mỹ cũng đã công bố một nghiên cứu, trong đó cho biết, uống hai lon hoặc nhiều hơn nước ngọt mỗi ngày sẽ tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh thận.

Làm hỏng hệ tiêu hóa

Uống nước ngọt mỗi ngày cũng sẽ làm hỏng hệ tiêu hóa của bạn. Trong nước ngọt có nhiều chất phụ gia, hóa chất và chất bảo quản làm tổn thương bề mặt của ruột và dạ dày. Tiêu thụ hàng ngày loại đồ uống có tính axit này cũng có thể tạo ra môi trường axit kéo dài và dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày.

Gây bệnh tiểu đường

Nước ngọt khiến chúng ta đối mặt với nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường.

Cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học Đan Mạch cũng tìm ra những dấu hiệu cho thấy, nước ngọt khiến chúng ta đối mặt với nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường. Nếu uống soda mỗi ngày liên tục trong 6 tháng sẽ dẫn đến sự tích tụ mỡ thừa xung quanh gan và cơ xương. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ kháng insulin trong cơ thể và dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn bình thường.

Không dùng nước có ga trong những trường hợp sau

- Không nên dùng nước uống có ga cùng và sau khi uống rượu vì nước ngọt có ga làm tăng nhanh tác dụng hấp thu của cơ thể đối với chất rượu cồn, gây tổn hại đến gan.

- Không uống khi hệ tiêu hóa không tốt vì nước ngọt có ga sẽ kích thích niêm mạc dạ dày và ruột, có thể làm 2 cơ quan này bị tê liệt. Hậu quả là tiêu hóa không tốt, bị đau bụng, tiêu chảy...

- Không uống khi ăn cơm, ăn tiệc vì có quá nhiều nước trong dạ dày sẽ làm loãng dịch vị, giảm công năng sát khuẩn của dịch vị. Khí CO2 cũng ảnh hưởng đến sự sản sinh ra chất Pepsinogen, khiến cho công năng tiêu hóa bị suy giảm.

- Không ngậm lâu trong miệng vì điều này dễ làm cho cổ họng bị sung huyết. Nếu tình trạng này kéo dài, huyết quản ở cổ họng sẽ bị co lại, lượng máu chảy ở đó giảm. Hậu quả là công năng của cổ họng bị rối loạn, sức miễn dịch cục bộ thấp, dễ sinh viêm họng, khản tiếng, đau họng...

MH (Th)

 

 


Ý kiến của bạn