Hà Nội

Nguy hại khôn lường khi sử dụng phấn rôm

28-04-2015 19:43 | Đời sống
google news

Phấn rôm được sử dụng nhiều nhất là cho trẻ nhỏ.Nhiều bậc cha mẹ sử dụng phấm rôm nhưng không biết rằng loại phấn này có thể gây hại thậm chí là ung thư cho người sử dụng.

Phấn rôm là loại bột màu trắng có nhiều công thức hóa học khác nhau, nhưng thành phần chính là bột talc. Đây là một khoáng chất, có thành phần cấu tạo chủ yếu là silicate magnesium ngậm nước, điều chế thành dạng bột phấn. Bột này vẫn được sử dụng trong công nghiệp để làm thức ăn cho vật nuôi, dây cáp, gạch men, mỹ phẩm và trong một số loại thuốc viên không gây phản ứng phụ hay ngộ độc.

Phấn rôm là mỹ phẩm được sản xuất từ một khoáng chất rất mềm là bột talc nghiền mịn. Phấn rôm có nhiều công thức hóa học pha chế khác nhau tùy nơi sản xuất, nhưng thành phần chính là bột talc, muối canxi, muối kẽm; chất béo và một số chất tạo mùi thơm. Bột talc có khả năng hút ẩm nên được dùng để thoa vào các vùng da có nếp gấp như cổ, bẹn, nách, tránh bị hăm, ẩm ướt.

Phấn rôm thường được các bậc bố mẹ dùng xoa ngoài da cho trẻ em, nhất là vào những ngày hè. Tuy nhiên ít ai biết được tác hại khôn lường từ phấn rôm gây ra.

Trong những ngày hè, phấn rôm thường được các bậc phụ huynh dùng xoa ngoài da trẻ nhỏ, để giúp da trẻ thơm tho, tránh rôm sảy, mẩn ngứa. Tuy nhiên, việc lạm dụng phấn rôm có thể gây những tác hại khó ngờ đến sức khỏe.

Phấn rôm được sản xuất từ khoáng chất rất mềm là bột talc nghiền mịn. Có nhiều công thức hóa học pha chế phấn rôm tùy nơi sản xuất nhưng thành phần chính vẫn là bột talc, muối calci, muối kẽm, chất béo và một số chất tạo mùi thơm. Tuy nhiên, việc lạm dụng phấn rôm có thể gây những tác hại khó ngờ đến.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cũng khuyến cáo không nên sử dụng phấn rôm cho trẻ em bởi loại phấn này không có tác dụng trị rôm sảy như mọi người nghĩ, thậm chí còn làm bít lỗ chân lông của trẻ, làm các bệnh hăm da, viêm da nặng hơn khi không dùng.

Những thành phần khác có trong phấn rôm là canxi, kẽm, chất béo và dầu thơm. Với thành phần trên, nếu chỉ bôi ngoài da phấn rôm không gây tác động xấu tới sức khỏe của trẻ, nhưng nếu sử dụng sơ ý để trẻ hít phải phấn rôm thì thật nguy hiểm. Thói quen dùng phấn rơm quá dễ dãi, không đúng cách có thể gây nguy hiểm khi trẻ hít phải hoặc do bôi phấn lên những vùng da nhạy cảm.

Ngộ độc do hít phải phấn rôm xảy ra do ta sử dụng thường xuyên không đúng cách hoặc do trẻ lấy phấn rôm chơi nghịch và hít phải.

Ngay viện Hàn lâm Nhi khoa của Mỹ cũng cảnh báo các bậc cha mẹ không nên sử dụng phấn trẻ em, đặc biệt là các loại bột có chứa talc. Khoáng chất này có thể dễ dàng phát tán trong không khí. Khi hít vào, biểu hiện đầu tiên xảy ra ở trẻ em là khô màng nhầy, khiến trẻ hít thở khò khè.

Bên cạnh đấy, việc sử dụng phấn rôm còn có thể gây ra những tác hại khôn lường đối với trẻ em như bệnh hô hấp. Khi trẻ hít phải phấn rôm sẽ bị ho, khó thở, hắt hơi, sổ mũi, nôn ói, tím tái và có thể bị phù phổi.

Thông tin mới đây đưa cảnh báo phấn rôm có liên quan đến bệnh ung thư buồng trứng ở phụ nữ. Cụ thể Tiến sĩ Daniel Cramer, nhà dịch tễ học người Mỹ ước tính có ít nhất 10.000 phụ nữ bị ung thư buồng trứng do có tiếp xúc trực tiếp hàng ngày với phấn xoa da trẻ em. Nhiều nghiên cứu trước đó cũng nói rằng phấn rôm làm tăng nguy cơ ung thư ở các bé gái.

Phụ nữ đôi khi bôi bột talc để tránh cọ xát giữa đùi trong khi mặc váy. Vận động viên cũng có thể dùng bột talc trước khi mặc y phục thi đấu để giúp hút mồ hôi và tăng sự thoải mái. Bột talc cũng được sử dụng cho những người nằm liệt giường, đặc biệtngười có các nếp gấp dày có thể gây ẩm ướt da, để giúp ngăn chặn sự phát triển của phát ban và vết loét.

Trẻ sơ sinh hít phải bột phấn rơm có thể bị ho, khó thở, hắt hơi, sổ mũi, nôn ói, tím tái và bị phù phổi. Biểu hiện lâm sàng thường nặng dần theo thời gian, nặng thì viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, xẹp phổi, tràn khí màng phổi và tắc nghẽn tiểu phế quản.

Người hít phải phấn rôm bôi da lâu ngày còn có thể gây “bệnh bụi phổi” do thành phần bột talc, silica và amian tích tụ lâu ngày trong phổi, gây xơ hóa mô kẽ và tạo các u hạt. Biện pháp loại thải độc chất thông thường không có tác dụng đối với ngộ độc do hít phải phấn rôm. Bệnh chỉ có thể chữa trị triệu chứng và không có thuốc giải độc đặc hiệu. Những trường hợp ngộ độc hô hấp do phấn rôm cần được theo dõi lâu dài di chứng tắc nghẽn về sau.

Tiếp xúc lâu ngày với phân rôm, các khối u ở một số động vật thí nghiệm cũng phát triển thêm. Người ta đã được chứng minh bột talc có thể gây ra các khối u ác tính trong buồng trứng và phổi ở người. 30 năm qua, các nhà khoa học đã xem xét kỹ lưỡng hạt talc và nhận thấy chúng có mức độ nguy hiểm tương đương với amiăng.

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa việc sử dụng thường xuyên bột talc ở vùng sinh dục phụ nữ và ung thư buồng trứng. Người ta đã tìm thấy những hạt talc trong các khối u buồng trứng ở phụ nữ khỏe mạnh đã sử dụng phấn rôm ở vùng sinh dục thường xuyên.

TS.BS Ngô Hồng Phong, chuyên ngành da liễu, Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc, Hà Nội nhận định: “Trước đây người ta hay dùng phấn rôm để làm dịu mát da cho trẻ và trị hăm da, nhưng hiện nay, các chuyên gia đều khuyến cáo không nên dùng phấn rôm, đặc biệt tối kỵ việc hít phải bụi phấn, gây hại đường hô hấp, nhất là với trẻ em”.

Ông cũng khuyên chị em không nên dùng phấn rôm để bôi lên mặt bởi vừa gây bí lỗ chân lông vừa dễ hít phải các chất độc.

 

 


Ý kiến của bạn