Hà Nội

Nguy hại khôn lường khi lạm dụng kháng sinh ở trẻ mắc bệnh đường hô hấp trên

30-05-2019 10:00 | Đời sống
google news

SKĐS - Nhiều cha mẹ khi thấy trẻ có triệu chứng sổ mũi, ho, sốt… đã nôn nóng cho dùng ngay thuốc để mau khỏi. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh không đúng sẽ gây ra tác hại khôn lường. Vậy khi trẻ có biểu hiện bệnh viêm đường hô hấp trên thì đâu là cách xử lý an toàn?

Lạm dụng kháng sinh ở trẻ nguy hiểm như thế nào?

Ở nước ta, thực trạng lạm dụng thuốc kháng sinh đang ở mức đáng báo động, mà đối tượng chủ yếu là trẻ em. Thống kê của Bộ Y tế, 88% kháng sinh tại thành thị, 91% kháng sinh tại nông thôn được bán ra mà không có đơn thuốc.

Ảnh minh hoạ

Thực tế, thuốc kháng sinh dễ dàng mua được ở hiệu thuốc mà không cần có đơn của bác sĩ. Bên cạnh đó, nhiều bậc phụ huynh có tâm lý lo ngại con bị ốm nặng hơn hay gặp biến chứng đã tự ý mua thuốc cho uống.

Trong chương trình Sống khỏe mỗi ngày với chủ đề “Cảnh báo tình trạng lạm dụng kháng sinh ở trẻ”, theo TS. BS Nguyễn Thị Anh Xuân, với trẻ nhỏ bị nhiễm bệnh, cơ thể miễn dịch chủ động bằng tiêm vắc-xin phòng bệnh và kháng thể của bé. Một số trường hợp nhiễm khuẩn thì cần có sự hỗ trợ của kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Còn bệnh do nhiễm virus thì tuyệt đối không được dùng thuốc kháng sinh. Trong khi đó, các bệnh lý đường hô hấp trên ở trẻ em cũng như người lớn thì có đến 85% là do virus chứ không phải vi khuẩn.

TS.BS Nguyễn Thị Anh Xuân khuyến cáo, cha mẹ lạm dụng kháng sinh cho trẻ thì sẽ để lại hậu quả khôn lường, gây ra tác dụng phụ không mong muốn như: hen, dị ứng cơ địa, tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn đường ruột, tổn thương gan, thận, nguy hiểm hơn là sốc phản vệ, suy giảm miễn dịch và kháng kháng sinh. Bên cạnh đó, khi cơ thể bị bệnh lại phải tiếp nhận những loại kháng sinh không cần thiết sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi, vô tình tiêu diệt những vi khuẩn có lợi, dẫn đến cơ thể yếu đi, sức khỏe giảm sút.

Cách xử lý khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên không cần kháng sinh

Với trẻ em dưới 5 tuổi rất dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt nhiễm khuẩn hô hấp thì có đến 80% do virus, chỉ có 2% do vi khuẩn. Vì vậy, thấy trẻ có các biểu hiện như hắt hơi, sổ mũi, ho, sốt mà không có dấu hiệu nhiễm khuẩn, cha mẹ tuyệt đối không nên cho dùng thuốc kháng sinh.

Theo BS Nguyễn Thị Anh Xuân, trẻ bị cảm lạnh thông thường thì biện pháp điều trị là: Giữ ấm cơ thể, vệ sinh tai – mũi – họng hàng ngày; vệ sinh bàn tay; uống đủ nước; duy trì chế độ dinh dưỡng, đặc biệt cần bổ sung các loại vitamin, trái cây tươi, nước hoa quả để tăng cường hệ miễn dịch.

Trường hợp bé chảy mũi nhiều, cần làm ấm nước muối biển rồi rửa mũi. Còn bị ho có đờm gây khó chịu, quấy khóc cả đêm, cho dùng ngay siro ho để làm dịu cổ họng. Nếu bé bị sốt khoảng 37 độ nên mặc thoáng, dùng khăn nhúng nước ấm lau người thì cơ thể sẽ tự hạ nhiệt.

Trong chương trình, TS.BS Nguyễn Thị Anh Xuân cũng đánh giá cao việc sử dụng các bài thuốc dân gian từ húng chanh hấp đường phèn, quất (tắc) hấp cách thủy với gừng, quất ngâm mật ong… để đẩy lùi viêm đường hô hấp ở trẻ. Tuy nhiên, việc tự chế biến bài thuốc dân gian tại nhà chưa đúng phương pháp có thể không mang lại hiệu quả trị bệnh cho con như mong muốn.

Ảnh minh hoạ

Thay vào đó, mẹ có thể lựa chọn sản phẩm Siro ho cảm thảo dược xuất phát từ bài thuốc dân gian, với nguồn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn GACP-WHO (Thực hành trồng trọt và thu hái dược liệu sạch theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới). Bên cạnh đó, công thức, quy trình bào chế Siro ho cảm được nghiên cứu bởi Dược sĩ, nhà chuyên môn và sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn GMP-WHO (Thực hành sản xuất thuốc tốt của Tổ chức Y tế Thế Giới). Với các tiêu chí trên, mẹ yên tâm dùng Siro ho cảm trị bệnh cho bé ngay từ khi mới chớm hắt hơi, sổ mũi, ho… để “chặn đứng” viêm đường hô hấp sâu.

Siro ho cảm là một gợi ý để cha mẹ trở thành “chuyên gia” thông thái khi chăm sóc sức khoẻ cho con, để con chóng khoẻ, nhanh chóng đẩy lui bệnh mà không cần dùng đến kháng sinh.

Thực  phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh


Minh Hằng
Ý kiến của bạn