Đặng Văn Sơn
(dangson2576@gmail.com)
Viêm mũi là bệnh thường gặp, vì mũi là cửa ngõ đầu tiên tiếp xúc với không khí từ bên ngoài trong quá trình hô hấp. Viêm mũi là để chỉ viêm niêm mạc hoặc tổ chức dưới niêm mạc bị viêm nhiễm. Biểu hiện là sưng huyết hoặc phù nề, người bệnh thường cảm thấy ngạt mũi, chảy dịch mũi trong, ngứa mũi, họng khó chịu, ho. Trên lâm sàng chia ra các loại viêm mũi: viêm mũi cấp tính, mạn tính, viêm mũi dị ứng, viêm mũi do khô teo... Viêm mũi mạn tính là do viêm mũi cấp tính điều trị không dứt điểm hoặc là trị lâu ngày không khỏi biến chứng. Viêm mũi không kịp thời điều trị, có thể ảnh hưởng niêm mạc khứu giác, hô hấp khó khăn, ngửi không thấy hương thơm.
Khi ảnh hưởng chức năng sinh lý của mũi, sẽ xuất hiện tình trạng hô hấp khó khăn, làm giảm lượng ôxy hít vào. Ảnh hưởng chức năng và sự chuyển hóa của các bộ phận khác xung quanh, mà xuất hiện một số tình trạng như đau đầu, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, đau ngực, bồn chồn, teo dây thần kinh, thậm chí có thể biến chứng viêm phổi, phù nề phổi, hen suyễn và những bệnh nghiêm trọng khác như bộc phát bệnh tim mạch, khoảng 90% các ca bệnh ung thư mũi là do bệnh viêm mũi lâu ngày trị không khỏi mà tạo thành. Vì vậy, bệnh nhân viêm mũi khi tình trạng bệnh còn nhẹ nên tới chuyên khoa tai mũi họng để thăm khám và điều trị, tránh bỏ lỡ thời gian điều trị tốt nhất.