Nguy hại của chất oxalat trong thực phẩm

30-06-2016 08:08 | Phòng mạch online
google news

SKĐS - Nếu lạm dụng, đưa vào cơ thể quá nhiều oxalat thông qua ăn uống thì lại gây hại cho cơ thể.

Oxalat là thành phần có trong các loại thực phẩm mà chúng ta ăn vào hàng ngày. Nếu được đưa vào cơ thể ở mức độ vừa phải nó là cần thiết. Song nếu lạm dụng, đưa vào cơ thể quá nhiều thông qua ăn uống thì oxalat lại gây hại cho cơ thể.

Oxalat là gì?

Oxalat canxi hay canxi oxalat là một hợp chất hóa học tạo thành các tinh thể hình kim. Một nghiên cứu vào năm 2011 (Kydney International) cho thấy, phần lớn lượng oxalat trong thức ăn được hấp thu qua ruột, sau đó được đào thải gần như hoàn toàn ra nước tiểu. Vì thế, một số bác sĩ khuyên những bệnh nhân bị sỏi thận dù thành phần bất cứ là loại sỏi nào đi nữa cũng nên tránh ăn hoặc uống các thực phẩm có chứa nhiều oxalat.

Các loại thực phẩm giàu oxalat


Thịt là thực phẩm giàu oxalat.

Thức ăn có protein: Một số loại hạt chứa oxalat và góp phần tạo nên axit oxalic, từ đó tạo thành sỏi. Một lượng lớn oxalat hòa tan trong dạ dày đã được tìm thấy trong quả hạnh, hạt thông (Pine nuts), đậu Brazil. Trong đó, hạt thông có hàm lượng oxalat cao nhất 581mg oxalat/ 100g hạt. Quả hồ trăn (Pistachio nuts) và hạt dẻ có lượng oxalat rất thấp, dưới 85 mg oxalat/100 g hạt. Đậu phộng, bơ đậu phộng, hạt điều có lượng oxalat vào khoảng 147 đến 250 mg oxalat/100 g hạt. Đậu nành và đậu hũ cũng là những thức ăn có chứa nhiều oxalat.

Trái cây: Một số loại trái cây dày cơm có chứa axit oxalic là dâu tây, quả việt quất (blueberry), quả mâm xôi (blackberry). Để có một chế độ ăn ít axit oxalic, bạn nên tránh ăn các loại vỏ cam, chanh, ngay cả những loại chất chiết xuất từ các loại vỏ này cho vào thức ăn để lấy hương vị cũng cần tránh. Các loại mứt từ vỏ cam cũng có chứa axit oxalic. Những loại trái cây khác có chứa axit oxalic bao gồm: nho, cam, mận, cây đại hoàng (rhubarb).

Rau củ: Các loại rau củ có chứa axit oxalic hàm lượng rất cao là ngọn của cây củ cải đường, cải xoăn, bồ công anh, cây mù tạc, cải thìa, rau diếp, đậu bắp. Những loại rau xanh khác có chứa oxalat là với hàm lượng thấp hơn gồm cần tây, đậu xanh, tiêu xanh… Những loại trái cây màu sắc sặc sỡ cũng có chứa nhiều axit oxalic gồm cà chua, cà rốt, củ cải, cà tím, khoai lang, quả bí,…

Lương khô: Cần tránh ăn các thức ăn làm từ lúa mì bao gồm: ngũ cốc, bánh mì, bột mì.

Những thức ăn khác: Những thức uống mà bạn nên tránh trong chế độ ăn giảm axit oxalic là sô cô la, trà, cola, nước ép quả mạn việt quất (cranberry), thức uống pha rượu mạnh với nước hoa quả.
Vậy để tránh dư thừa lượng oxalat hay axit oxalic cho vào cơ thể, chúng ta cần có biện pháp để hạn chế các loại thức ăn và nước uống kể trên nhằm ngăn ngừa nguy cơ bị sỏi thận cũng như khả năng tái phát sỏi thận sau điều trị.

Thừa oxalate gây bệnh gì?

Lạm dụng thực phẩm giàu oxalat có thể dẫn đến sỏi thận.

Các bác sĩ mới đây đã khuyến cáo không nên cung cấp quá nhiều thực phẩm có chứa hàm lượng cao oxalate gây bệnh sỏi thận. Thực tế vừa qua tại Trung tâm y tế, Đại học Arkansas (Mỹ) đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân bị suy thận do uống quá nhiều trà đá hàng ngày (16 cốc). Sau khi kiểm tra và khám xét các bác sĩ tại đây đã kết luận bệnh nhân bị suy thận do bổ sung quá nhiều oxalat mỗi ngày. Ngoài việc gây suy thận, thừa oxalat trong cơ thể sẽ gây bệnh sỏi thận. Ngoài ra khi cơ thể tích tụ quá nhiều oxalat khiến cơ thể dễ bị ngộ độc oxalat.

Một lượng nhỏ oxalat canxi đủ để gây ra ngứa và nóng rát mạnh trong miệng và họng, sưng và ngạt thở. Khi liều lượng lớn hơn, oxalat canxi gây ra trạng thái nôn nao khó chịu mạnh đối với hệ tiêu hóa, khó thở và — nếu quá nhiều — co giật, hôn mê và tử vong. Sự bình phục từ ngộ độc oxalat canxi quá liều là có thể, nhưng các tổn thương vĩnh cửu đối với gan và thận có thể xảy ra.

Tóm lại, oxalat là khoáng chất cần thiết cho cơ thể với liều lượng thích hợp. Tuy nhiên nếu bổ sung quá nhiều oxalat lại gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như sỏi thận, suy thận, ngộ độc. Vì vậy cần lưu ý trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày để tránh cung cấp quá nhiều chất này gây ảnh hưởng tới sức khỏe.


Mai Phương
Ý kiến của bạn