Theo các dữ liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) một nửa dân số thế giới đang phải đối mặt với sự thiếu vận động (hoạt động thể lực không đủ), chúng phá hủy hoạt động của tất cả các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể. Những nghề nghiệp điển hình hơn cả là những người làm việc văn phòng, những người thường phải làm việc 5 ngày một tuần kéo dài 9 – 10 giờ trong tư thế ngồi (8 giờ - ngồi bàn giấy trong văn phòng và khoảng 1,5 giờ ngồi trên các phương tiện giao thông công cộng).
Tử vong sớm do ngồi nhiều.
Ngồi nhiều dẫn đến tử vong sớm
Dân văn phòng thường tử vong sớm, các bác sĩ đã cảnh báo điều này vào cuối thế kỷ 20 – đầu thế kỷ 21, khi số lượng người làm văn phòng tăng lên rất nhanh. Để tìm nguyên nhân gây ra hiện tượng này người ta đã tiến hành nghiên cứu trên 5.000 nhân viên văn phòng (những người có sức khỏe hoàn hảo vào đầu nghiên cứu, tuổi không quá 45) người ta đặt máy đo ở vị trí khớp cổ xương đùi ghi lại thời gian người đó ngồi.
Nghiên cứu đi tìm nguyên nhân tử vong sớm ở hệ thống tim mạch, do ít hoạt động thể chất trong thời gian dài. Những ai ngồi nhiều hoạt tính của men quan trọng (lipoprotein lipase), men chịu trách nhiệm trong việc trao đổi chất và đốt cháy mỡ giảm. Vì sự giảm cơ chế này dẫn đến việc mất sớm các tuyến nội tiết, hậu quả là hoạt tính của các hệ cơ quan khác trong cơ thể bị suy giảm.
Để khôi phục lại, những người tham gia nghiên cứu buộc phải chạy mỗi sáng, còn sau ngày làm việc – tập ở các phòng tập thể thao. Song sau tất cả việc làm này thậm chí không thấy sự cải thiện. Để giải thích cho điều này, lượng vận động thể chất cao không thể hoạt hóa men đã ngủ sau khoảng thời gian dài ngồi nhiều. Sau một thời gian sự thay đổi trở nên không thể đảo ngược, còn cái chết sớm vẫn không thể tránh khỏi. Ở những người ngồi hơn 6 giờ một ngày, nguy cơ tử vong gia tăng 40% sau 15 năm từ khi có cuộc sống ngồi nhiều.
Những bệnh gây ra bởi lối sống ít vận động
- Béo phì: Tiêu hao năng lượng ở dân văn phòng là ít nhất. Nếu không giảm lượng calo trong khẩu phần ăn – những kilo thừa sẽ hình thành, hậu quả béo phì không thể đảo ngược.
- Bệnh tĩnh mạch: Căn bệnh này thường gặp ở những người có công việc buộc phải đứng lâu (người bán hàng, thợ cắt tóc…), cũng như những người làm việc buộc phải ngồi lâu. Các tĩnh mạch không chỉ bị quá tải mà còn bị chèn ép trong tư thế ngồi hoặc đứng quá lâu.
- Thoái hóa cột sống: Làm việc trong tư thế ngồi nhiều gây ra một trọng lực lớn cho cột sống. Khi con người ngồi, mỗi đĩa đệm cột sống chịu một lực 200 kg. Vì thế ở hầu hết những người làm văn phòng đến cuối ngày đều bị đau lưng.
Hầu hết dân văn phòng đều bị đau lưng do ngồi nhiều.
- Táo bón: Hoạt động của ruột liên quan trực tiếp tới lối sống – để tiêu hóa bình thường cần phải hoạt động thể lực.
Không cần nhanh, nhưng phải đều đặn
Làm thế nào để ngăn chặn những thay đổi không mong muốn đó? Để làm được điều đó không đòi hỏi những nỗ lực siêu phàm. Để cứu con người khỏi cái chết sớm nên hoạt động thể lực đều đặn.
“Lý tưởng là ngồi liên tục không quá 1 giờ - sau đó cần phải đi lại một chút hoặc tập một vài bài tập đơn giản (nghiêng người, quay người, đứng lên ngồi xuống) – Trưởng khoa Y học dự phòng và cơ sở sức khỏe Đại học khoa học tổng hợp quốc gia mang tên Lecgaft, Nga giáo sư Rosa Shallagova cho biết.
Tập một vài động tác đơn giản ngay tại bàn làm việc.
Hoạt động thể lực không quá dài với cường độ trung bình cho thấy tác động tích cực lên cơ thể hơn là những giờ tập luyện tích cực. Nếu sau khi tập luyện bạn cảm thấy khỏe ra – có nghĩa là buổi tập đó đã vừa sức bạn, còn nếu bạn mệt mỏi, run rẩy thì cần xem xét lại.