Nguy cơ tăng huyết áp khi mang thai

24-04-2017 15:00 | Đời sống
google news

SKĐS - Vợ tôi mang thai tháng thứ 4, mọi ăn uống sinh hoạt vẫn bình thường. Lần đi khám gần nhất bác sĩ có nói vợ tôi bị tăng huyết áp khi có thai.

Vợ tôi mang thai tháng thứ 4, mọi ăn uống sinh hoạt vẫn bình thường. Lần đi khám gần nhất bác sĩ có nói vợ tôi bị tăng huyết áp khi có thai. Tôi rất hoang mang liệu trong quá trình này phải làm gì và nếu bị như vậy có nguy hiểm tới thai nhi không?

Trần Thành Quảng (Thanh Hóa)

Tăng huyết áp (THA) khi mang thai là một bệnh lý nguy hiểm và cũng là nguyên nhân gây ra các biến chứng, thậm chí tử vong cho cả mẹ và thai nhi. Có khoảng 15% phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp và 25% trường hợp đẻ non do tăng huyết áp. Trong đó tiền sản giật và sản giật là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất. Các rối loạn tăng huyết thai kỳ và được phân thành 4 nhóm, phản ánh sự khác nhau về căn nguyên và các biến chứng thai kỳ: tăng huyết áp mạn tính, tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật - sản giật, tiền sản giật ghép trên tăng huyết áp mạn tính. Một số nguyên nhân gây THA ở thai phụ: Tuổi của sản phụ quá cao (trên 35 tuổi). Gia đình có người bị THA. Thai phụ quá cân, trước khi mang thai đã bị bệnh THA, viêm thận mạn tính, đái tháo đường... Chế độ dinh dưỡng lúc mang thai chưa tốt, kèm theo đó là chứng thiếu máu trầm trọng. Chửa sinh đôi, sinh ba. Thai phụ có nước ối quá nhiều. Thời tiết thay đổi đột ngột, nóng lạnh thất thường... Khi bị tăng huyết áp, thai phụ cần đi khám thai đều đặn, theo dõi chặt chẽ mọi biến đổi của cơ thể, trong đó có vấn đề huyết áp. Nếu có những biểu hiện THA cần đi khám sản khoa và tim mạch để được điều trị kịp thời.

BS. Phương Thu


Ý kiến của bạn