Cụ thể hơn, các nhà nghiên cứu xác định được mối liên hệ chặt chẽ giữa nhiệt độ và cơn đột quỵ ở dạng tắc mạch máu cao hơn loại đột quỵ vỡ mạch máu gây xuất huyết não. Xem xét hồ sơ bệnh án của những người đột quỵ, các nhà nghiên cứu xác định khoảng thời gian ủ bệnh là 6 ngày và đều xảy ra ở nam và nữ giới ở độ tuổi trên 50. Vì vậy nhận biết và phòng tránh đột quỵ vào mùa hè là một trong những vấn đề quan trọng mà các bạn cần biết, nhất là với những người trên 40 tuổi hoặc người có tiền sử về bệnh.
Nắng nóng kéo dài cứ nhiệt độ tăng 1 độ C, nguy cơ đột quỵ tăng 10% trong thời gian 6 ngày. (ảnh minh hoạ)
Nguyên nhân dẫn đến bệnh đột quỵ vào mùa hè
- Thời tiết mùa hè thay đổi thất thường, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao là nguyên nhân dễ dẫn đến hiện tượng đột quỵ
- Trong những ngày nắng nóng, độ ẩm không khí cao, và cơ thể chúng ta mất nước qua hơi thở, mồ hôi cũng có thể gây rối loạn về đông cầm máu và gây đột quỵ.
- Trời càng nóng chúng ta để điều hòa ở nhiệt độ càng thấp, ra khỏi môi trường điều hòa chênh lệch nhiệt độ dễ dẫn đến sốc nhiệt và biến chứng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.
- Trời nóng nên con người có nhu cầu đi tắm để giải nhiệt. Đặc biệt những người làm việc ngoài trời, trong khi đó cơ thể đang trong trạng thái mất muối, nước nhiều, dẫn đến tình trạng máu cô lại làm tăng nguy cơ đột quỵ
Những biểu hiện đột quỵ do say nắng thường gặp. (ảnh minh hoạ)
Những ai dễ bị đột quỵ mùa nắng nóng
Trường hợp dễ bị đột quỵ, bao gồm: Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 4 tuổi, người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên, người đang mắc bệnh mạn tính như bệnh tim, phổi, thận, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, rối loạn chuyển hóa, bệnh tâm thần, những người có lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu bia, người không uống đủ nước,...
Người già và trẻ em dễ gặp phải biến cố đột quỵ do nắng nóng vì nhóm đối tượng này thích nghi với sự tăng nhiệt chậm hơn so với những người khác.
Ngoài ra, người sống trong khu vực đô thị thường có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn những người cư trú ở vùng nông thôn. Nguyên nhân là vì ban ngày trời nóng, những người ở thành phố chịu hiệu ứng đô thị, dẫn đến nhiệt độ môi trường đô thị thường tăng cao hơn mức nhiệt thời tiết. Trong khi đó, vào ban đêm lại xảy ra hiện tượng “đảo nhiệt”, tức là nhiệt độ từ đường nhựa, bê tông phả ra ngoài, khiến cho nhiệt độ buổi tối giảm chậm hơn so với ở vùng nông thôn.
Một số triệu chứng dễ nhớ về đột quỵ.
Với thời tiết nắng nóng, nguy cơ bị đột quỵ thường xảy ra khi nhiệt độ ngoài trời dao động từ 32oC trở lên. Theo như mức nhiệt độ này, các bác sĩ đã có khuyến cáo không nên hoạt động mạnh ở ngoài trời, hay đang ngồi điều hoà trong nhà đột ngột ra ngoài đường vì dễ dẫn đến sốc nhiệt và đột quỵ tử vong.
Cách phòng tránh đột quỵ, tai biến vào mùa hè
- Chăm uống nước: mất nước nhiều là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ Vì vậy, chúng ta cần chịu khó uống nhiều nước và đều đặn để bù vào lượng nước mà cơ thể con người bị thiếu hụt. Không nên đợi đến lúc khát mới uống. Uống đủ ít nhất 2 lít nước/ 1 ngày.
- Cố gắng vận động: thời tiết nóng làm cho chúng ta ngại vận động nhưng thực tế việc tập thể dục hoặc vận động cơ thể sẽ giúp tăng khả năng chịu đựng của thành mạch và làm giảm nguy cơ đột quỵ tốt hơn.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả: các acid amin có trong thực vật sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho tim mạch của chúng ta, giúp điều hòa huyết áp tốt hơn.
- Đừng mở máy điều hòa với nhiệt độ thấp
Trời nóng nên nhiều người điều chỉnh nhiệt độ máy điều hòa xuống rất thấp. Nhưng khi bước ra ngoài thì nhiệt độ chênh lệch đột ngột sẽ làm những mạch máu vốn đang ở trạng thái bình thường lập tức co lại, làm tăng huyết áp.
Lời khuyên cho các bạn khi dùng điều hòa là:
- Nên để nhiệt độ điều hòa thấp hơn bên ngoài từ 3- 4 độ, không nên thấp hơn.
- Không ra ngoài đột ngột khi đang ở trong phòng có điều hòa mà nên từ từ để cơ thể thích nghi với nhiệt độ bên ngoài. Tắt máy điều hòa trước khi ra về tầm 15 phút.
Đặc biệt, món Natto và Enzym Nattokinase có khả năng ngăn tế bào máu kết dính, thúc đẩy tuần hoàn não và chống hình thành cục máu đông, giúp cho việc lưu thông máu lên não tốt đã được khoa học chứng minh.
Bất cứ sản phẩm nào chứa natto có dấu JNKA cũng được Hiệp Hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) kiểm nghiệm chất lượng nghiêm ngặt.
Thông tin tham khảo thêm>> Cách chọn nattokinase ngừa đột quỵ đúng chuẩn Nhật Bản
Hỗ trợ phòng ngừa TAI BIẾN, ĐỘT QUỴ DO CỤC MÁU ĐÔNG Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nang Natto Enzym chứa enzym nattokinase giúp Cải thiện tình trạng xây xẩm, chóng mặt, tê yếu chân tay do thiếu máu não Giúp hỗ trợ làm tan cục máu đông và tăng tuần hoàn máu Hỗ trợ phòng bệnh liên quan đến cục máu đông (tai biến nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, biến chứng tim mạch do tiểu đường...) NattoEnzym được chứng nhận về chất lượng bởi Hiệp Hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA). Không dùng cho trẻ em, phụ nữ có thai và đang cho con bú. Ngưng sử dụng trước khi phẫu thuật. Thận trọng khi dùng cho phụ nữ trong giai đoạn hành kinh, những người máu chậm đông hoặc đang chảy máu cấp tính. Sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang - thành viên Hiệp hội JNKA. Liên hệ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, Phường An Hòa, Quận Ninh Kiều, Cần Thơ. Điện thoại: 02713.891433. Giấy phép quảng cáo số 00589/2018/ATTP-XNQC Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh |