Nguy cơ nhiễm khuẩn khác nhau giữa các thuốc điều trị đa xơ cứng

04-11-2019 10:08 | An toàn dùng thuốc
google news

SKĐS - Đối với các thuốc điều trị đa xơ cứng, mức độ nhiễm khuẩn nghiêm trọng có tỷ lệ cao hơn ở những bệnh nhân mắc bệnh đa xơ cứng dùng rituximab so với natalizumab hoặc fingerolimod, nguy cơ này thậm chí còn rõ rệt hơn khi so sánh với các bệnh nhân được chỉ định dùng interferon beta và glatiramer acetat.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy việc sử dụng thuốc kháng herpes cho kết quả tương tự ở những bệnh nhân dùng rituximab so với sử dụng interferon beta và glatiramer acetat, và thấp hơn so với những người dùng natalizumab và fingolimod.

Bệnh nhân đa xơ cứng có nguy cơ nhiễm khuẩn khi dùng thuốc điều trị.

Bệnh nhân đa xơ cứng có nguy cơ nhiễm khuẩn khi dùng thuốc điều trị.

Nghiên cứu được thực hiện trên 6.421 bệnh nhân (71,9% nữ) bị đa xơ cứng tái phát - thuyên giảm có dữ liệu lưu trữ tại trung tâm tiếp nhận đa xơ cứng tại Thụy Điển (SMSreg) và bắt đầu điều trị từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/12/2017. Các tác giả kết nối SMSreg với các trung tâm tiếp nhận khác để so sánh nguy cơ nhiễm khuẩn giữa các liệu pháp điều trị khác nhau.

Các kết quả cho thấy số người mắc nhiễm khuẩn nghiêm trọng trên 1.000 người mỗi năm là 8,9 đối với interferon beta/glatiramer acetat, 11,4 đối với natalizumab, 14,3 đối với fingolimod và 19,7 đối với rituximab.

Tuy nhiên, do ước tính điểm cho fingolimod và natalizumab vẫn lớn hơn 1,00 nên các tác giả kết luận các thuốc này “có xu hướng tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn so với interferon beta và glatiramer acetate”.

Mặc dù nhiễm khuẩn là một yếu tố nguy cơ trong việc kê đơn thuốc điều trị đa xơ cứng nhưng các bác sĩ lâm sàng thường không có lựa chọn nào khác. Trong việc lựa chọn giữa natalizumab, fingolimod và rituximab, bác sĩ và bệnh nhân cần phải nhận thức được những nguy cơ nhiễm khuẩn khác nhau để lựa chọn loại thuốc phù hợp.


ThS.DS. Dương Khánh Linh
Ý kiến của bạn