Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong 06 giờ qua (từ 8h-14h/12/8) tại tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình và Yên Bái đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to như: Đoàn Kết 83,8mm (Hòa Bình); Phúc Than 53,4mm (Lai Châu), Bản Công 45,2mm (Yên Bái) Tân Lập 1 40,6mm (Sơn La);…
Trong 06 giờ tới, tại các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình và Yên Bái tiếp tục có mưa với lượng mưa tích lũy phổ biến từ 30-60mm, có nơi trên 90mm. Trong 06 giờ tới, nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại tỉnh trên, đặc biệt các huyện:
- Lai Châu: Tân Uyên, Tam Đường
- Sơn La: Mường La, Bắc Yên, Mai Sơn, Phù Yên, Mộc Châu, Vân Hồ
- Hòa Bình: Đà Bắc, Kỳ Sơn, Cao Phong, Mai Châu, Kim Bôi
- Yên Bái: Trạm Tấu, Văn Chấn, Mù Căng Chải
Lũ quét, sạt lở đất có thể gây tác động rất xấu đến môi trường, uy hiếp tính mạng của người dân; gây tắc nghẽn giao thông cục bộ, làm ảnh hưởng tới quá trình di chuyển của các phương tiện; phá hủy các công trình dân sinh, kinh tế gây thiệt hại cho các hoạt động sản xuất, hoạt động kinh tế-xã hội.
Chuyên gia của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đưa ra các dấu hiệu nhận biết sạt lở đất. Theo đó, trước khi xảy ra sạt lở đất, có nhiều trường hợp sẽ xảy ra hiện tượng trái với thông thường như "mưa rơi một cách bất thường", "những tuyến đường bình thường kh ông ngập thì bị ngập". Những dấu hiệu báo như vậy thì có thể cảm nhận được bằng 5 giác quan, ngay khi cảm thấy có dấu hiệu kỳ lạ phải đi tránh nạn ngay. Tuy nhiên một vài đợt thiên tai từng xảy ra trong quá khứ, nhiều trường hợp không có những hiện tượng báo trước.
Các hiện tượng báo hiện sẽ thay đổi tùy vào loại hình thiên tai sạt lở đất như đá trôi, sạt lở vách núi, lở đất. Ngoài ra, tùy vào địa điểm sinh sống, môi trường, khu vực có nền đất yếu, gần dòng chảy của sông ngòi... là nơi có nguy cơ cao nhất.
Ngay khi thấy hiện tượng đất lở hoặc đá dưới đáy sông trôi xuống hạ lưu, nước sông đục bất thường, xuất hiện cây cối trôi, có tiếng đá lăn bên trong mạch nước, mực nước giảm đột ngột, có tiếng đất đá lộc cộc, có mùi đất... cần phải di dời, tìm cách tránh trú ngay lập tức. Đối với sạt lở vách núi, trước đó từ 1-3 giờ sẽ xuất hiện những mạch nước mới, hoặc mạch nước ngừng chảy, nước bốc hơi, sườn núi có vết rạn nứt, có những hòn đá nhỏ lăn xuống...
Khi xuất hiện các vết rạn nứt khác nhau và ngày càng lớn, cây nghiêng, có tiếng gốc rễ bị đứt, hiện ra phần kết cấu đất... là dấu hiệu của trượt lở đất.
Khi xảy ra thiên tai, nhiều trường hợp sẽ không thể phán đoán nhanh chóng dẫn đến tình trạng hỗ loạn và không thể hành động đúng. Đặc biệt là khi có những cơn mưa lớn lúc nửa đêm thì sẽ rất khó để di chuyển. Trong trường hợp nhà mình ở trong khu vực có nguy cơ bị sạt lở đất, phải luôn có suy nghĩ tự mình cứu lấy mạng sống của mình trước bằng cách tìm nơi lánh nạn an toàn. Ngay cả khi không có khuyến cáo nào, nếu cảm thấy có các dấu hiệu kỳ lạ nên trêu thì cần chuẩn bị chủ động lánh nạn.
Chiều nay, Hà Nội tiếp tục đón mưa dông với nguy cơ ngập cục bộ rất cao. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, qua theo dõi trên ảnh vệ tinh, số liệu định vị dông sét và ra đa thời tiết phát hiện thấy vùng mây đối lưu đang phát triển và gây mưa, mưa rào và có lúc có dông trên khu vực các quận/huyện: Ba Vì, Phú Xuyên, Hà Đông, Nam Từ Liêm và đang có xu hướng mở rộng về phía nội thành Hà Nội. Từ nay đến 3-4 giờ tới, mây đối lưu tiếp tục phát triển gây mưa rào và dông cho các khu vực kể trên, sau đó có khả năng lan sang các quận huyện khác của thủ đô Hà Nội. Trong cơn mưa dông cần đề phòng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Đau Quặn Bụng, Bé Gái 12 Tuổi Được Phẫu Thuật Tạo Hình Âm Đạo I SKĐS