Nguy cơ khi tự ý kết hợp thảo dược với thuốc kê đơn

SKĐS- Ngày nay, nhu cầu sử dụng thuốc từ dược liệu để điều trị bệnh đang ngày càng tăng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp đang sử dụng thuốc kê đơn nhưng vẫn kết hợp với dược liệu mà không tham khảo ý kiến bác sĩ đã xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

1. Thuốc thảo dược có thực sự an toàn?

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng, thuốc từ dược liệu có nguồn gốc từ thảo dược nên rất an toàn. Điều này hoàn toàn chính xác nếu sử dụng dược liệu theo chỉ định của bác sĩ trên cơ sở được thăm khám toàn trạng bệnh nhân.

Tuy nhiên, việc tự ý kết hợp bất kỳ loại thuốc nào không dựa trên lời khuyên của bác sĩ đều tiềm ẩn rủi ro do tương tác thuốc bất lợi. Tỷ lệ tương tác thuốc tăng theo cấp số nhân với số lượng thuốc sử dụng kết hợp.

2. Các bất lợi xảy ra khi kết hợp thảo dược với thuốc kê đơn

2.1 Tăng hoặc giảm quá trình chuyển hóa thuốc kê đơn

Một số dược liệu có thể cảm ứng hoặc ức chế các enzyme chính tham gia vào quá trình chuyển hóa thuốc.

 Sự ức chế các enzyme này có thể làm tăng nồng độ thuốc trong máu, trong khi sự cảm ứng lại làm giảm nồng độ trong máu của thuốc và các hợp chất chuyển hóa độc hại. 

Cả 2 quá trình cảm ứng và ức chế trên đều có thể ảnh hưởng không tốt đến tác dụng điều trị của các thuốc y học hiện đại, thậm chí gây tích lũy ngộ độc.

2.2 Làm thay đổi nhu động ruột

Thuốc y học cổ truyền có thể làm thay đổi nhu động đường tiêu hóa hoặc tạo phức với các thuốc tân dược, gây cản trở quá trình hấp thu thuốc tại ruột. 

Ví dụ như những dược liệu có tác dụng nhuận tràng (lô hội, đại hoàng, mè đen…), dược liệu giàu saponins (tri mẫu, viễn chí, bồ kết, nhân sâm…).

2.3 Giảm tác dụng của thuốc kê đơn

Nhiều thảo dược làm giảm tác dụng của thuốc kê đơn. Đan sâm có thể gây tăng đào thải warfarin và các chất đối kháng vitamin K khác. Thuốc giảm đau opiod, thuốc ức chế bơm proton (PPI) giảm hiệu quả khi dùng chung với nhân sâm. Tác dụng của thuốc lợi tiểu có thể bị ảnh hưởng khi sử dụng cùng với cam thảo.

photo-1663315253801

Tự ý dùng cùng lúc thuốc từ dược liệu và thuốc kê đơn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

2.4 Làm tăng độc tính hoặc tác dụng phụ của thuốc kê đơn

Ngoài ra, một số dược liệu còn làm tăng độc tính hoặc tác dụng phụ của các thuốc tân dược. Gừng tươi, nhân sâm làm tăng nguy cơ xuất huyết nếu dùng chung với thuốc chống đông.

Nguy cơ xuất huyết cũng gia tăng nếu kết hợp tỏi, bạch quả với các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs). Nhục thung dung khi sử dụng đồng thời với các thuốc cường giao cảm, thuốc ức chế thụ thể monoamide oxidase, thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin, và thuốc chống trầm cảm 3 vòng có thể gây ra hội chứng serotonin.

Các thuốc tả hạ (tẩy xổ) như phan tả diệp, lô hội, muồng trâu có thể làm hạ kali máu khiến người bệnh dễ bị độc tính hơn với digoxin. Tình trạng tăng giữ nước và tăng huyết áp có thể xảy ra khi dùng chung với các thuốc ngừa thai đường uống.

Để tránh tương tác bất lợi giữa thuốc – dược liệu... người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng kết hợp thuốc thảo dược và thuốc kê đơn.


Kết hợp thuốc và bấm huyệt trị mất ngủKết hợp thuốc và bấm huyệt trị mất ngủ

SKĐS - Tâm hư tổn thì âm huyết cạn dần, tinh thần bất định. Tỳ suy yếu thì ăn uống kém, huyết hư không khôi phục được. Huyết không đủ nuôi dưỡng được tâm, sinh ra mất ngủ.


BS. Phạm Đức Thắng
Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Ý kiến của bạn