Nguy cơ gia tăng viêm mũi dị ứng do biến đổi khí hậu

15-06-2024 08:00 | Y học 360

Những năm trở lại đây, tình trạng biến đổi khí hậu xuất hiện ngày càng rõ rệt và mang lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ. Trong đó, nguy cơ viêm mũi dị ứng cũng gia tăng đáng kể dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu làm gia tăng nguy cơ viêm mũi dị ứng

Nắng nóng, mưa lớn, hạn hán, lũ lụt, bão giông... là những dạng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày một nhiều dưới tác động của biến đổi khí hậu, ảnh hưởng trực tiếp tới hệ sinh thái tự nhiên, phân bố của các loài, thay đổi dạng mô hình bệnh tật theo vùng và thời gian. Trong khi đó, tỷ lệ mắc các bệnh đường hô hấp, trong đó có viêm mũi dị ứng, hen suyễn đã có sự gia tăng rõ rệt. Vậy biến đổi khí hậu đã làm tăng nguy cơ viêm mũi dị ứng như thế nào?

Các yếu tố nguy cơ gây viêm mũi dị ứng thường gặp như: nghề nghiệp, ô nhiễm không khí, các hạt gây dị ứng trong không khí (phấn hoa, bào tử nấm, côn trùng...), vốn là những yếu tố vốn có thể phòng tránh được. Tuy nhiên, dưới tác động của biến đổi khí hậu, việc phòng tránh viêm mũi dị ứng lại trở nên khó thực hiện.

Nguy cơ gia tăng viêm mũi dị ứng do biến đổi khí hậu- Ảnh 1.

Bất thường trong nhịp sinh học của các loài động thực vật gây viêm mũi dị ứng (Ảnh minh họa)

Trước hết, sự thay đổi của khí hậu dẫn tới những bất thường trong nhịp sinh học của các loài động, thực vật. Nhiều loài cây nở hoa sớm hoặc muộn hơn bình thường, các loài côn trùng thay đổi tập tính sinh hoạt hoặc khu vực sống... Kết quả, người bệnh khó tránh khỏi tác nhân gây viêm mũi dị ứng.

Nắng nóng gia tăng, hạn hán bùng phát còn làm tăng nguy cơ cháy rừng, khiến hiện tượng ô nhiễm không khí ngày một nặng hơn. Các thảm họa tự nhiên này làm gia tăng số ca mắc hen suyễn, viêm mũi dị ứng lên đáng kể, điển hình như bão Maria năm 2017, hoạt động núi lửa ở Hawaii và lũ lụt ở Venice, Ý năm 2018, cháy rừng ở ÚC năm 2019...

Nguy cơ gia tăng viêm mũi dị ứng do biến đổi khí hậu- Ảnh 2.

Các dạng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ viêm mũi dị ứng (Ảnh minh hoạ)

Thời tiết cực đoan, kết hợp với các chất ô nhiễm và sự sụt giảm đa dạng sinh học dẫn tới hiện tượng hệ miễn dịch bị suy yếu cũng là nguyên nhân khiến viêm mũi dị ứng dễ xuất hiện hơn. Một số nghiên cứu còn cho thấy biến đổi khí hậu có thể làm tăng tính kích ứng của các chất kích thích (phấn hoa, côn trùng...) cũng như tăng độ nhạy cảm của con người trước những tác nhân này. Và kết quả là làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Những ảnh hưởng tiêu cực khi viêm mũi kéo dài

Mặc dù không gây nguy hiểm tới sức khoẻ nhưng nếu như tình trạng viêm mũi dị ứng kéo dài dai dẳng hoặc tái phát thường xuyên lại đem tới những ảnh hưởng tiêu cực như:

- Mệt mỏi, khó chịu do hô hấp khó khăn, thường xuyên hắt xì, chảy nước mũi, ngạt mũi, tắc mũi...

- Nguy cơ gây biến chứng viêm xoang cấp, mạn tính do ứ đọng dịch tiết kéo dài.

- Viêm họng, viêm thanh quản, viêm tai giữa do vi khuẩn xâm nhập.

- Tăng nguy cơ bị hen suyễn hoặc khiến cơn hen bùng phát mạnh hơn.

Làm gì để hạn chế viêm mũi dị ứng?

Để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của viêm mũi dị ứng tới cơ thể, người bệnh nên áp dụng một số biện pháp dự phòng như:

- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, xây dựng chế độ ăn hợp lý để tăng cường sức đề kháng.

- Đeo khẩu trang trước khi ra đường hay làm việc trong môi trường nhiều bụi mịn.

- Vệ sinh tai mũi họng bằng nước muối sinh lý.

- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, đảm bảo thoáng gió, tránh ẩm mốc.

- Cách ly với vật nuôi khi có dấu hiệu viêm mũi dị ứng xuất hiện.

- Đóng kín cửa, hạn chế ra ngoài khi bước vào mùa hoa gây dị ứng.

Nguy cơ gia tăng viêm mũi dị ứng do biến đổi khí hậu- Ảnh 3.

Đeo khẩu trang trước khi ra ngoài giúp hạn chế viêm mũi dị ứng (Ảnh minh hoạ)

Mặc dù đã áp dụng những biện pháp dự phòng kể trên thì người bệnh vẫn có nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng do sự biến đổi khí hậu thất thường. Để hạn chế những ảnh hưởng tới sức khỏe, người bệnh cần tới biện pháp giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm mũi dị ứng.

Fexofenadin - Giảm nhanh các triệu chứng viêm mũi dị ứng hiệu quả

Fexofenadin là thuốc kháng histamin thế hệ 2 được sử dụng phổ biến hiện nay để giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng ở cả người lớn và trẻ em như: chảy nước mắt, nước mũi, ngứa mắt/mũi, phát ban...

Với liều điều trị thông thường, fexofenadin không qua được hàng rào máu não. Do vậy, thuốc ít gây ngủ hay gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương.

Fexofenadin có hai tác động chính, đó là ngăn chặn các thụ thể histamin và giảm sản xuất các thụ thể histamin. Sử dụng fexofenadin giúp bệnh nhân không cần sử dụng thuốc nhiều lần trong ngày. Hiện nay, Telfor chứa hoạt chất fexofenadin của Dược Hậu Giang (DHG) đạt tiêu chuẩn JAPAN GMP có 3 dạng hàm lượng 60mg, 120mg và 180mg, trong đó loại 120mg và 180mg chỉ cần dùng 1 viên DUY NHẤT/ngày, có tác dụng kéo dài, tiện lợi, dễ dàng sử dụng và giúp bạn làm việc hiệu quả hơn bởi ít gây buồn ngủ.

Nguy cơ gia tăng viêm mũi dị ứng do biến đổi khí hậu- Ảnh 4.

Telfor chứa fexofenadin điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng, ít gây buồn ngủ

Biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ viêm mũi dị ứng rất khó để phòng tránh. Nếu đang gặp phải tình trạng hắt hơi, sổ mũi kéo dài do viêm mũi dị ứng xuất hiện, người bệnh có thể lựa chọn ngay sản phẩm chứa fexofenadin như Telfor để giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh tới cơ thể.

Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang

Địa chỉ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P. An Hòa, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

*Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

PV


Ý kiến của bạn