Hôm thứ 7, HĐBA LHQ đã bác bỏ bản dự thảo nghị quyết của Nga yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt các hành động quân sự qua biên giới với Syria. Tổng thống Pháp Hollande đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ một cuộc chiến tranh Nga-Thổ mới. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng nếu một cuộc chiến mới như vậy xảy ra, nhiều khả năng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải chịu phần thiệt nhiều hơn.
Tờ Mail Online hôm qua dẫn lời các quan chức châu Âu cho biết họ sẽ “không can thiệp hay hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ nếu như một cuộc chiến Nga-Thổ xảy ra”. Theo tờ này, các quan chức Châu Âu đã cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ không nên vọng tưởng về một cuộc đối đầu như vậy với Nga mà có sự giúp đỡ của NATO.
Người biểu tình giơ cao khẩu hiệu “Giết Nga!”
Những ngày gần đây, căng thẳng giữa Nga-Thổ Nhĩ Kỳ gia tăng nhanh chóng sau khi Nga đệ trình bản dự thảo lên HĐBA LHQ yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt can dự quân sự vào Syria. Tuy nhiên, bản dự thảo này đã bị bác bỏ cho dù trước đó HĐBA hứa sẽ xem xét nó trong một cuộc họp khẩn cấp diễn ra 2 ngày cuối tuần. Một nguồn tin khác được hãng tin Reuters dẫn lời Đại sứ Rafael Ramirez Carreno (Venenezuela), nước đang đảm nhiệm cương vị Chủ tịch HĐBA cho biết, các nước dự kiến hôm nay (22/2) sẽ xem xét và thảo luận bản dự thảo của Nga.
Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang kêu gọi thành lập một lực lượng quân sự tại khu vực biên giới Syria dể can thiệp trong tình hình khẩn cấp. Tuy nhiên đề nghị trên vẫn chưa ngã ngũ. Về phần mình, Nga đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về việc Thổ Nhĩ Kỳ pháo kích vào lãnh thổ Syria cho rằng những hành động như vậy làm gia tăng căng thẳng trên đường biên giới hai nước. Trước đó, quan hệ Nga-Thổ đã chạm đáy sau khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiếc máy bay chiến đấu của Nga trên không phận Syria và Nga đã áp đặt nhiều lệnh trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ; cáo buộc gia đình Tổng thống Erdogan là kẻ tiếp tay cho IS.
Căng thẳng Nga-Thổ gia tăng khi đã có nhiều cuộc biểu tình chống Nga xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ. Thậm chí một số phần tử quá khích Thổ Nhĩ Kỳ đã xuống đường biểu tình với khẩu hiệu “Hãy giết người Nga!” “Nga cút khỏi Syria!”.
Trong một tuyên bố hôm thứ Bảy, Tổng thống Pháp Francois Hollande cảnh báo việc Ankara gia tăng sự can dự trong cuộc chiến ở Syria có nguy cơ dẫn đến cuộc chiến mới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Ông Hollande nhấn mạnh các cuộc đàm phán phải được nối lại, việc không kích phải ngừng và hàng viện trợ phải được phân phát. Đại sứ Venezuela cũng bày tỏ lo ngại về tình hình căng thẳng tại khu vực biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ có thể leo thang sau các động thái quân sự của Ankara.
Vậy, liệu có thể xảy ra một cuộc chiến tranh Nga-Thổ mới như cảnh báo của các nhà ngoại giao? Chưa ai trả lời được câu hỏi này. Sự leo thang căng thẳng ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ với Syria trong thời gian gần đây phản ánh sự bế tắc của Thổ Nhĩ kỳ và Arap Xêut trong việc giành lại ảnh hưởng cũng như lợi thế trên cục diện chiến sự ở Syria, nên có thể xảy ra đụng độ với Nga. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là kẻ chịu thiệt nếu thúc đẩy một hành vi khiêu khích quân sự với Nga. Thổ Nhi Kỳ sẽ không thể đơn thương độc mã phát động quân sự với Nga. Xét về tiềm lực, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ có thể làm điều này nếu như có sự hậu thuẫn của NATO mà cái “lắc đầu” của NATO sẽ là một đòn đau với Thổ Nhĩ Kỳ. Trong một tuyên bố mới nhất, Ngoại trưởng Luxemburg Jean Asselborn nhấn mạnh rằng: "NATO không thể vì những mâu thuẫn gần đây giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ mà cuốn mình vào sự leo thang xung đột với Nga." Đó là chưa kể tới những thiệt hại khổng lồ về kinh tế mà Thổ Nhĩ Kỳ có nguy cơ hứng chịu nếu xảy ra xung đột.
Nga cũng đã lớn tiếng cảnh báo Mỹ, Anh, Pháp đừng “về hùa” với Thổ Nhĩ Kỳ trong những động thái quân sự tại Syria vì điều đó sẽ đe doạ lợi ích trực tiếp của các bên trong quan hệ với Nga. Hiện tại, Nga đã triển khai 5 máy bay tiêm kích Mig-29 và một trực thăng đa năng đến căn cứ quân sự ở Armenia, gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ; đồng thời điều động các tàu hộ vệ trang bị tên lửa hành trình Kalibr đến Địa Trung Hải. Vì thế, Nga chưa chắc đã là kẻ phải chịu thiệt nếu nếu căng thẳng tiếp diễn thành xung đột.