Bệnh đột quỵ
Xếp đầu danh sách của LVC là bệnh đột quỵ. Ngay từ đầu thế kỷ thứ 17, Hippocrates, người Hy Lạp, danh y tiền thân của nền y học hiện đại lại là người đầu tiên mắc phải căn bệnh này. Vào thời điểm mắc bệnh, Hippocrates đã sử dụng từ “apoplexy”, có nghĩa “bị tấn công bằng bạo lực” để đặt tên cho căn bệnh này. Theo y học mô tả, sự bất ngờ mất khả năng cảm giác hay cử động do tắc nghẽn mạch máu, hay vỡ mạch máu não, hay còn được gọi là chứng ngập máu. Ngày nay, thuật ngữ “apoplectic” còn được dùng để mô tả một ai đó khi tức giận. Điều này cho thấy, đột quỵ có từ xa xưa, một người bị đánh ngã cũng có thể hiểu là bị đột qụy theo cách gọi của người xưa.
Ngày nay thuật ngữ đột quỵ được gọi là “Stroke”, nó được sử dụng khá phổ biến trong ngành y, mặc dù các thuật ngữ khác cũng có thể được dùng để thay thế. Một số người giải thích đây là hiện tượng “tai nạn mạch máu não”, mặc dù cách gọi này ít được khuyến khích bởi lẽ đột qụy là một sự kiện ngẫu nhiên. Một số người lại thích thuật ngữ Brain attack (nhồi máu não), cách gọi này giống như Heart attack (nhồi máu cơ tim), tức một máu cục có thể thành hình và gây tắc nghẽn hoàn toàn, hậu quả tế bào tim không nhận được chất dinh dưỡng và oxy dẫn đến bị hủy hoại. Tất cả hai dạng trên đều diễn ra đột ngột khi dòng máu vào một phần của não hoặc tim bị tắc nghẽn, dẫn đến tử vong của tế bào não, hoặc tế bào tim, do đó việc điều trị nhanh chóng có ý nghĩa quan trọng. Ngày nay, đột quỵ não còn được gọi là tai biến mạch máu não, bệnh lý xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần bộ não bị đột ngột ngừng trệ. Tai biến mạch máu não có hai loại là nhồi máu não (do nghẽn/tắc mạch) hoặc chảy máu não (do vỡ mạch).
Rối loạn stress sau sang chấn
Rối loạn stress sau sang chấn hay hậu chấn tâm lý, gọi ngắn là PTSD (Posttraumatic Stress Disorder), cách gọi của y học hiện đại, nhưng thời xưa nó lại mang cái tên khá lạ, Shell Shock. Đây là một rối loạn, không phải bệnh, ảnh hưởng đến người bị tổn thương, hay bị bạo lực tình dục, hoặc phơi nhiễm mối đe dọa có mức độ tương tự. Trong cuốn Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê bệnh, ấn hành lần thứ năm, thì tên gọi này được sử dụng để chẩn đoán rối loạn tâm thần, thậm chí sách còn khẳng định đây còn là hậu quả của việc “phơi nhiễm” gián tiếp với các sự kiện không mong muốn.
Vụ khủng bố 11/9/2001 tại Mỹ là thủ phạm gia tăng chứng rối loạn PTSD
Vào đầu thế kỷ 20, PTSD được gọi là Shell Shock vì nó liên quan đến chấn thương chiến đấu đặc biệt. Shell Shock (sốc vỏ bọc) được xem là những biến cố trầm trọng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến những chiến binh trực tiếp tham chiến trong các cuộc chiến tranh. Hay các triệu chứng thể chất như run rẩy, mệt mỏi, và xuất hiện những bất thường về nhận thức, chứ không phải là những triệu chứng về tinh thần hoặc hành vi. Trong thuật ngữ Shell Shock, thì shell (vỏ) nói đến hiệu ứng bất lợi khi đối mặt với đạn nổ, còn shock (sốc) lại liên quan đến những ảnh hưởng kéo dài đối với những người phơi nhiễm vũ khí.
Ngày nay chứng rối loạn stress sau sang chấn là một rối loạn tâm lý, tổn thương về mặt tinh thần, biểu hiện bằng các triệu chứng lo âu rõ rệt sau khi phải đương đầu với sự kiện gây tổn thương và vẫn tiếp tục kéo dài sau khi sự kiện kết thúc. Bệnh hay gặp ở những người từng trải qua các biến cố gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần hoặc thể chất như thiên tai, chiến tranh, bạo hành, tai nạn trầm trọng... Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có 6 nhóm phơi nhiễm chịu tác động của thảm họa như người trực tiếp bị nạn, người thân của nạn nhân, người cứu hộ cứu nạn, các thành viên trong cộng đồng, người bị rối loạn khi nghĩ đến thảm họa, và nhóm người tình cờ liên quan đến thảm họa.
Bệnh HIV/AIDS
Trước khi HIV/AIDS được mang tên gọi phổ thông như ngày nay, nó được gọi là bệnh GRID (Gay-related immunodeficiency- Bệnh suy giảm miễn dịch liên quan đến đồng tính nam). HIV/AIDS có nghĩa là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người, cách gọi theo tiếng Anh (Human Immunodeficiency Virus Infection/ Acquired Immunodeficiency Syndrome) hoặc SIDA, gọi theo tiếng Pháp (Syndrome d’immunodeficience acquise). Đôi khi còn được gọi là bệnh liệt kháng, bệnh của hệ miễn dịch, gây ra do bị nhiễm virút suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Giai đoạn đầu khi mới nhiễm virút, người bệnh thường có những triệu chứng giống bệnh cúm trong một thời gian ngắn. Sau đó, bệnh nhân không có dấu hiệu gì trong một thời gian dài. Khi tiến triển, nó ảnh hưởng ngày càng nhiều đến hệ miễn dịch, làm cho bệnh nhân dễ mắc phải các nhiễm trùng, như các loại nhiễm trùng cơ hội hoặc các khối u, là những bệnh mà người có hệ miễn dịch hoạt động bình thường khó có thể mắc phải.
HIV là một trong những căn bệnh mới nhất nhưng khi mới ra đời lại không được hiểu đầy đủ nên mới có tên gọi khác với hiện nay. Một bài báo đăng trên tờ The New York Times (NYT) năm 1982 đã đề cập đến cái được gọi là “bệnh suy giảm miễn dịch liên quan tới đồng tính nam” hay GRID, tựa đề “Rối loạn tình dục đồng giới mới làm lo lắng cán bộ ngành y”. Tại thời điểm bài báo ra đời, NYT cho biết, căn bệnh ảnh hưởng cả tới những người đàn ông và phụ nữ có quan hệ khác giới với người nhiễm bệnh, nhất là nhóm người sử dụng ma túy tiêm chích. Tuy nhiên, thuật ngữ GRID được sử dụng, bởi thời đó nó thịnh hành nhiều ở nhóm người đồng tính nam mà người ta quen gọi là gay, để dễ nhớ tên gọi GRID ra đời. Cũng trong năm 1982, Cơ quan Kiểm soát & Phòng chống Dịch bệnh Mỹ (CDC) chính thức sử dụng cụm từ AIDS để mô tả bản chất của căn bệnh. Ngày nay, AIDS được dùng để chỉ giai đoạn tiến triển sau khi nhiễm HIV. Những người bị nhiễm bệnh nhưng chưa đến giai đoạn AIDS được gọi là có HIV, nguyên thủy, cách gọi này được Ủy ban Quốc tế về Phân loại virút (ICTV) đề suất năm 1986.
Bệnh lao
Năm 2016, tại Mỹ số ca mắc bệnh lao được báo cáo là giảm thấp nhất từ trước tới nay nhưng trên toàn thế giới, đây vẫn là 1 trong 10 căn bệnh có tỉ lệ tử vong hàng đầu, hơn 95% trường hợp diễn ra tại các nước đang phát triển. Mặc dù bệnh lao được biết đến là căn bệnh ho ra máu, nhưng ngay từ khi nó đã được mang tên là Consumption (sự tiêu thụ). Nghe qua, tên gọi này chẳng liên quan đến bệnh lao, nhưng thực ra nó được dùng để nói về sự giảm cân nghiêm trọng. Điều này có thể hiểu bệnh nhân dường như bị chính căn bệnh này “tiêu thụ”. Thuật ngữ Consumption (có thể hiểu tiêu thụ hay tiêu dùng), có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ, lần đầu tiên xuất hiện vào khoảng năm 460 TCN trong các bài viết của Hippocrates (Lời thề Hippocratic).
Bệnh lao xưa và nay
Ngày nay, căn bệnh trên được y học hiện đại gọi với cái tên Tuberculosis hay TB. Từ “tuber” có nghĩa là khoai tây, nhưng bệnh lao và khoai tây có liên quan gì đến nhau? Mối liên quan này lại có thật bởi củ khoai tây trong tiếng Latinh là “cục u” hoặc “sưng” được sử dụng để mô tả cả cấu trúc của cây khoai tây cũng như cấu trúc của căn bệnh nan y này bởi nó gây ra những cục sưng, cứng nhỏ trên các bộ phận bị nhiễm bệnh, như phổi chẳng hạn. Mặc dù bệnh lao đã xuất hiện từ thời cổ đại, nhưng thuật ngữ Tuberculosis mới chỉ chính thức xuất hiện từ năm 1860.
Lao là tình trạng nhiễm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, thường gặp ở phổi nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương như lao màng não, hệ bạch huyết, hệ tuần hoàn, hệ niệu dục, xương và khớp. Hầu hết (khoảng 90%) trường hợp nhiễm khuẩn lao là không triệu chứng. 10% những người này trong cuộc đời họ sẽ tiến triển thành bệnh lao có triệu chứng, nếu không điều trị, tỉ lệ tử vong có thể lên tới 50%. Theo WHO, số người chết vì bệnh lao tuy đã giảm nhờ tiến bộ y học nhưng năm 2016 mỗi ngày vẫn còn tới 4.100 người chết, so với 3.300 người ở nhóm bệnh AIDS, làm cho bệnh lao vẫn là căn bệnh truyền nhiễm có tỉ lệ tử vong cao nhất thế giới hiện nay.