Tương lai ngành dinh dưỡng thực vật tại khu vực châu Á và thị trường Việt Nam
Theo kết quả nghiên cứu của Kantar Singapore tại Hội thảo khoa học quốc tế về "Dinh dưỡng thực vật và Giải pháp sức khỏe của thế kỷ 21" do Vinasoy đồng tổ chức cùng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, giá trị thị trường Việt Nam đến năm 2027 sẽ đạt 249 triệu USD. CAGR (tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm) đạt 5% hứa hẹn đưa Việt Nam vào nhóm 4 thị trường dẫn đầu nguyên liệu đạm thực vật hàng đầu châu Á giai đoạn 2023-2029.
Hiện nay, Vinasoy đã đa dạng hoá hương vị sản phẩm cho dòng sữa đậu nành Fami truyền thống, đến năm 2022, Vinasoy ra mắt dòng sản phẩm sữa chua uống từ thực vật mang tên VEYO có thể đáp ứng nhu cầu tìm kiếm sản phẩm tốt cho sức khỏe lẫn môi trường của người tiêu dùng.
Nguyên nhân thúc đẩy ngành dinh dưỡng thực vật chuyển động nhanh chóng và mạnh mẽ
Dữ liệu từ Kantar Singapore chỉ ra rằng tác động từ hành vi của người tiêu dùng và tác động từ bối cảnh sức khoẻ hiện tại đã thúc đẩy ngành hàng này chuyển động nhanh chóng và mạnh mẽ. Trong đó, 61% người tiêu dùng chọn thực phẩm từ thực vật vì tốt cho sức khỏe hơn. Đồng thời, các sản phẩm thay thế có nguồn gốc từ thực vật cũng giúp người tiêu dùng làm mới trải nghiệm ẩm thực.
Bên cạnh đó, bối cảnh sức khoẻ của người Việt cũng đang góp phần vào hành trình lớn mạnh của ngành. Ở thời điểm khảo sát năm 2022, sau thời gian ảnh hưởng từ đại dịch, ý thức sức khoẻ của người Việt thay đổi tích cực, với 83% chủ động tìm kiếm giải pháp mới tăng cường hệ miễn dịch và 82% đang nỗ lực cải thiện sức khoẻ nói chung.
Song song đó, tuy ít được quan tâm hơn, tình hình bệnh mạn tính không lây đang tác động dai dẳng và sâu sắc đến sức khoẻ của người Việt. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 2022, khoảng 81% nguyên nhân tử vong toàn quốc đến từ các bệnh mạn tính không lây nhiễm. Đây là thời điểm để cộng đồng hiểu và thực hiện nhiều hành động cấp thiết nhằm tránh kéo dài nguy cơ nhiễm bệnh, cụ thể là thay đổi chế độ dinh dưỡng hằng ngày.
Infographics Tương lai giàu tiềm năng của thực phẩm từ thực vật được cung cấp bởi Kantar và Vinasoy (Ảnh: Vinasoy).
Tăng tiêu thụ dinh dưỡng thực vật hợp lý giúp cải thiện sức khỏe
Trong cùng khuôn khổ hội thảo, các chuyên gia từ trong và ngoài nước đã tham gia thảo luận về tác động của dinh dưỡng thực vật, đặc biệt là đạm đậu nành.
Cụ thể, thực phẩm nguồn gốc thực vật giúp cân bằng chất đạm, chất béo với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, khiến khẩu phần ăn cân đối hơn. Trong số các loại đậu cung cấp đạm thực vật được khuyến nghị tiêu thụ, đậu nành được chứng minh là có khả năng cung cấp nhiều protein hơn và chất lượng protein cao hơn so với các nguồn đạm từ thực vật khác. Đặc biệt, tác động của đạm đậu nành đến sức khoẻ đã được nhiều nghiên cứu uy tín công nhận, như trực tiếp hỗ trợ làm giảm cấp độ cholesterol trong máu hay hỗ trợ thúc đẩy tăng khối lượng cơ và sức mạnh, hỗ trợ phục hồi sau khi tập thể dục và ngăn ngừa tình trạng teo cơ liên quan đến tuổi tác.
Lượng chia sẻ hữu ích này đã củng cố khuyến cáo duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh, Viện Dinh dưỡng Quốc gia nhấn mạnh: "Sử dụng cân đối đạm thực vật và đạm động vật trong khẩu phần ăn hằng ngày, người trưởng thành nên sử dụng nhiều đạm thực vật hơn đạm động vật để bảo vệ sức khoẻ. Mỗi người trưởng thành nên tiêu thụ khoảng 100 gam đậu đỗ, hạt mỗi ngày". Trong đó, đạm đậu nành là nguồn dinh dưỡng với nhiều lợi ích "vàng" cho sức khỏe lẫn môi trường nên được cân nhắc bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày để nâng cao sức khỏe toàn diện.
Khách hàng tìm hiểu thông tin sản phẩm tại https://vinasoy.com/.