Người trồng phật thủ ở Hà Nội rục rịch vào đợt thu hoạch lớn nhất trong năm

05-01-2024 10:00 | Xã hội

SKĐS - Cây phật thủ cho ra quả quanh năm. Thời gian này, người nông dân trồng phật thủ lại chuẩn bị cho đợt thu hoạch lớn nhất trong năm để phục vụ nhu cầu của người dân đón Tết.

Người dân trồng phật thủ ở Hà Nội rục rịch vào đợt thu hoạch lớn nhất trong năm.

Người trồng phật thủ ở Hà Nội rục rịch vào đợt thu hoạch lớn nhất trong năm- Ảnh 1.

Còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Giáp Thìn, người nông dân trồng phật thủ ở ngoại thành Hà Nội đã sẵn sàng cho giai đoạn nước rút, thu hái những sản phẩm mà mình ngày đêm chăm bón với mong muốn bán được giá cao.

Người trồng phật thủ ở Hà Nội rục rịch vào đợt thu hoạch lớn nhất trong năm- Ảnh 2.

Ghi nhận của phóng viên tại vườn phật thủ của gia đình chị Trần Thị Tuyên (xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Nội), mọi người đang tất bật cắt tỉa, thu hái, đóng gói để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân dịp cuối năm.

Người trồng phật thủ ở Hà Nội rục rịch vào đợt thu hoạch lớn nhất trong năm- Ảnh 3.

Chia sẻ với phóng viên, chị Tuyên cho biết, gia đình chị trồng khoảng 5 mẫu cây phật thủ (gần 1.000 gốc). Năm nay, thời tiết thuận lợi nên cây đẹp, quả đẹp và đều quả.

Người trồng phật thủ ở Hà Nội rục rịch vào đợt thu hoạch lớn nhất trong năm- Ảnh 4.

Một quả phật thủ đẹp phải to, tròn trái, các ngón của quả phật thủ phải đều, nhiều ngón, ngón to nhô lên, đường kính quả rộng thì mới đẹp.

Người trồng phật thủ ở Hà Nội rục rịch vào đợt thu hoạch lớn nhất trong năm- Ảnh 5.

Giá bán mỗi quả phật thủ tại vườn dao động từ 20.000 - 50.000 đồng/quả. Còn loại đột biến, số lượng rất ít có giá từ 80.000 - 200.000 đồng/quả.

Người trồng phật thủ ở Hà Nội rục rịch vào đợt thu hoạch lớn nhất trong năm- Ảnh 6.

"Khi lựa chọn, người mua phật thủ sẽ thường đếm các ngón của quả. Với những người tâm niệm, khi đếm chọn quả thường áp dụng theo quy luật "Thịnh - Suy - Bĩ - Thái", nghĩa là người mua sẽ đếm các ngón quả lần lượt theo 4 từ như vậy, lặp đi lặp lại, nếu ngón cuối cùng rơi vào Thịnh hoặc Thái là rất quý. Những quả này thường rất đắt, giá có thể lên đến vài triệu vì cả vườn may ra chỉ có 1 - 2 quả như vậy", anh Bá Quý - người trồng phật thủ - cho biết.

Người trồng phật thủ ở Hà Nội rục rịch vào đợt thu hoạch lớn nhất trong năm- Ảnh 7.

Theo quan niệm dân gian, phật thủ là loại quả mang ý nghĩa may mắn, tài lộc trong năm mới. Do đó, loại quả này được nhiều người dân lựa chọn bày lên bàn thờ gia tiên ngày Tết.

Người trồng phật thủ ở Hà Nội rục rịch vào đợt thu hoạch lớn nhất trong năm- Ảnh 8.

Phật thủ để được khoảng từ 3 đến 5 tháng, để càng lâu càng thơm, càng đẹp. Quả có nhiều dáng, một số người thích dáng bông cúc, có người thích quả nhiều ngón tay…

Người trồng phật thủ ở Hà Nội rục rịch vào đợt thu hoạch lớn nhất trong năm- Ảnh 9.

"Trung bình khoảng 2 năm cây phật thủ sẽ được thu hoạch. Vòng đời của cây cũng chỉ 5 - 6 năm là phải chuyển tới vùng đất mới canh tác, còn vùng đất cũ sẽ được cải tạo lại vài năm mới có thể quay lại trồng lứa mới", chị Tuyên cho biết thêm.

Người trồng phật thủ ở Hà Nội rục rịch vào đợt thu hoạch lớn nhất trong năm- Ảnh 10.

Được mệnh danh là loài cây khó tính, vì vậy loài cây này đòi hỏi sự dày công chăm sóc, các chủ vườn phải tính toán, theo dõi sát sao thời tiết.

Người trồng phật thủ ở Hà Nội rục rịch vào đợt thu hoạch lớn nhất trong năm- Ảnh 11.

Cây phật thủ ra hoa quanh năm, thông thường vào dịp tháng 7 và Tết Âm lịch nhu cầu của người mua loại quả này nhiều do vậy người nông dân sẽ tính toán và chăm sóc cây ở từng thời điểm thích hợp để cho những quả đẹp vào đúng thời điểm.

Người trồng phật thủ ở Hà Nội rục rịch vào đợt thu hoạch lớn nhất trong năm- Ảnh 12.

"Hầu hết, các vườn phật thủ ở xã Đồng Tháp (Đan Phượng) đều là của người dân tại thủ phủ trồng phật thủ ở xã Đắc Sở tới thuê đất để canh tác trong khi chờ cải tạo lại đất", anh Quý cho biết.

Tuấn Anh
Ý kiến của bạn