Đây là một trong những biến chứng muộn của bệnh tiểu đường và thường ảnh hưởng tới 80% những người đã bị tiểu đường từ trên 20 năm. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ ra rằng bệnh tiểu đường càng khởi phát sớm thì người bệnh càng có nguy cơ bị các vấn đề thị lực sớm hơn và nghiêm trọng hơn.
Sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh võng mạc tiểu đường với bệnh tiểu đường khởi phát sớm không đơn giản là hậu quả của thời gian dài bị bệnh.
Tác giả chính Muthuswamy Balasubramanyam thuộc Quỹ nghiên cứu bệnh tiểu dường Madras (MDRF) cho biết: "Chúng tôi đã suy đoán rằng có điều gì đó đặc trưng cho bệnh tiểu đường ở những bệnh nhân trẻ tuổi khiến cho họ dễ bị bệnh võng mạc tiểu đường hơn". Các nhà nghiên cứu cho biết thêm, các mức độ cao của các chỉ dấu sinh học nhất định như protein monotecote chemotactic 1 (MCP-1) và cathepsin-D, ở những bệnh nhân tiểu đường tăng nguy cơ mắc bệnh võng mạc tiểu đường. Balasubramanyam cho biết: "Dường như mức độ MCP-1 và cathepsin-D cao hơn ở bệnh nhân tiểu đường trẻ tuổi có kiểu hình lão hoá nhanh - thúc đẩy bệnh võng mạc tiểu đường phát triển nhanh hơn. Nhằm vào những con đường có liên quan đến các chỉ dấu sinh học này có thể là một chiến lược trong tương lai để ngăn ngừa nguy cơ cao phát triển bệnh võng mạc tiểu đường ở những bệnh nhân trẻ tuổi”.