Hà Nội

Người thầy thuốc đoạt giải Nobel nặng lòng với Việt Nam

27-02-2016 07:48 | Y tế
google news

SKĐS - Giáo sư Françoise Barré-Sinoussi, từng đoạt giải Nobel Y học 2008 là người thầy thuốc lâu năm gắn bó với Việt Nam.

Giáo sư Françoise Barré-Sinoussi là người từng được cả thế giới vinh danh qua giải thưởng Nobel danh giá vào năm 2008 nhờ phát hiện ra virus HIV. Và cũng nhờ vào hiểu biết tường tận về cơ chế hoạt động của virus này, mà người ta đã phát minh ra các dòng thuốc kháng virus giúp chữa bệnh và kéo dài tuổi thọ cho người nhiễm HIV/AIDS, cũng như phát minh ra các dòng vaccin ngừa virus viêm gan hay ngừa ung thư cổ tử cung HPV. Ở ngoài đời, giáo sư Francois là người rất giản dị mộc mạc. Cuộc đời của bà vốn gắn liền với những nghiên cứu và báo cáo khoa học về bệnh truyền nhiễm, các bệnh do virus viêm gan ở Viện Pasteur Paris cũng như hoạt động hợp tác của Viện Pasteur Paris với các nước Đông Dương và các nước thuộc cộng đồng Pháp ngữ, nhằm mục đích mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn trong mặt trận chống lại bệnh tật cho người dân các nước.

Gs-Francois-Barre-Sinoussi-Nobel-Y-hoc-2008

Giáo sư Françoise Barré-Sinoussi, Nobel Y học 2008

Nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam, giáo sư người Pháp Françoise Barré-Sinoussi chia sẻ đôi dòng tâm sự với phóng viên Báo Sức khỏe&Đời sống về hành trình chống lại căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS ở Việt Nam cũng như kỷ niệm đáng nhớ của bà trong hành trình này. Và giải thưởng Nobel danh giá, không thể thiếu những ký ức về nhiều năm nghiên cứu và hợp tác của Viện Pasteur Paris với các viện Pasteur ở Việt Nam.

PV: Nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27.2, xin bà có thể chia sẻ nhận định của bà về sự phát triển của ngành y tế Việt Nam trong những năm qua, trong đó bao gồm lĩnh vực HIV/AIDS?

Giáo sư Françoise Barré-Sinoussi, Nobel Y học 2008:

Trong vòng 15 năm qua, sự phát triển của ngành y tế Việt Nam đối với người sống chung với HIV/AIDS (PLWHA) thường bị ảnh hưởng bởi bệnh lao và các bệnh khác đã có những bước tiến vượt bậc về mặt tiếp cận với phòng bệnh, xét nghiệm, chăm sóc và điều trị, bao gồm cả khu vực dân số bị ảnh hưởng chính, đặc biệt ở các thành phố lớn. Điều này chỉ có thể đạt được nhờ vào những quyết định quan trọng của Bộ Y tế Việt Nam cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và bởi sự tận tâm cũng như động lực từ đội ngũ thầy thuốc và chuyên gia y tế, trong đó có những tình nguyện viên từ các cộng đồng bị ảnh hưởng đã được trao quyền mạnh mẽ. Tuy nhiên, chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa để tối đa hóa xét nghiệm (xét nghiệm nhanh), chuỗi chăm sóc, bao gồm giám sát (theo dõi bước tiếp theo của lượng vi rút) bệnh nhân điều trị kháng retrovirus (virus gây ung thư và AIDS/ART), đặc biệt cải thiện bằng cách phân quyền hệ thống y tế.

GS.Francois-Barre-Sinoussi-chup-anh-chung-voi-Bo-truong-Nguyen-Thi-Kim-Tien

Giáo sư Françoise Barré-Sinoussi cùng các thành viên Viện Pasteur Paris chụp ảnh chung với Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến

PV: Là người đã dành nhiều năm tháng gắn bó với Việt Nam, xin Giáo sư có thể kể một vài kỷ niệm đáng nhớ nhất trong suốt thời gian giáo sư làm việc ở Việt Nam?

Giáo sư Françoise Barré-Sinoussi, Nobel Y học 2008:

Có rất nhiều kỷ niệm gắn bó với Việt Nam mà tôi không thể kể hết được. Tuy nhiên, tôi sẽ nhắc tới một vài kỷ  niệm đáng nhớ nhất. Những kỷ niệm của tôi đều gắn bó với những người đã cống hiến cho công cuộc phòng chống HIV/AIDS, một hành trình dài gian nan trên toàn cầu cũng như gắn với cuộc đời của những người sống chung với HIV/AIDS. Hành trình này cũng gắn liền với các mốc phát triển trong bước tiến điều trị HIV/AIDS ở Việt Nam. Đó là vào đầu năm 2000, trong lần gặp gỡ với những người sống chung với HIV/AIDS (thuật ngữ tiếng Anh People Living with HIV/AIDS- viết tắt là PLWHA), đặc biệt là được tiếp xúc với những người sử dụng ma tuý đang tiến triển rất tốt trong điều trị bởi họ là đối tượng hưởng lợi trong nghiên cứu đầu tiên sử dụng thuốc kháng virus (ART) tại Việt Nam (nghiên cứu ANRS-Vietar). Đó là sau khi Việt Nam được tiếp cận với ART thông qua chương trình Pepfar.

GS.Francois-Barre-Sinoussi-tai-su-kien-We-fight-AIDs

Giáo sư Françoise Barré-Sinoussi tại sự kiện We Fight AIDS (Chúng ta chống lại căn bệnh AIDS).

Có kỷ niệm về Việt Nam mà tôi cũng nhớ tới, mà theo tôi đã giúp cuộc sống của người nghiện ma túy và gia đình họ trở nên tốt đẹp hơn. Đó là quá trình sửa đổi luật ở Việt Nam bao gồm chương trình giảm nhẹ tác hại cho người sử dụng ma túy ở Việt Nam được tiếp cận với methadone, sau khi Bộ Y tế đề nghị giúp đỡ chương trình nghiên cứu về đề tài này. Và tiếp theo đó là dữ liệu trình bày gần đây của Bộ Y tế, vào tháng 11 năm ngoái tại Hội nghị Quốc gia AIDS về hiệu quả chương trình giảm nhẹ tác hại cho người sử dụng ma tuý đối chiếu với chiến lược các trung tâm giáo dục phục hồi.

GS-francoise-barre-sinoussi-bon-be-cong-viec

Công việc bộn bề của người thầy thuốc

Tuyên bố hội nghị quốc gia vào tháng 11 năm ngoái Việt Nam sẵn sàng bắt đầu nghiên cứu PreP ở MSM hay việc người điều phối chương trình HIV/AIDS giữa Pháp và Việt Nam, người đồng nghiệp Việt Nam cùng làm việc với tôi trong nhiều năm đã bảo vệ thành công rực rỡ đề tài đều là những giây phút không thể quên đối với tôi.

GS-francoise-barre-sinoussi-gian-di-va-moc-mac-ngoai-doi

Giây phút ngập tràn hạnh phúc của Giáo sư Françoise Barré-Sinoussi trong đời thường

Trong buổi tối vinh danh người tìm ra virus HIV do ủy ban các bệnh suy giảm miễn dịch cấp (tên tiếng Anh Severe combined immunodeficiency, viết tắt là SCID) và đại diện các cộng đồng tổ chức vào tháng 11 năm ngoái mà tôi là khách mời danh dự, thể hiện sự tận tâm và ý chí của các cộng đồng nhằm góp phần chương trình can thiệp HIV tại cộng đồng. Rồi các buổi lễ mà bản thân tôi, một người thầy thuốc được nhận huy chương do chính phủ Việt Nam trao tặng, là những kỷ niệm đáng nhớ trong suốt quá trình gắn bó với Việt Nam.

PV: Xin cảm ơn Giáo sư và chúc Giáo sư đạt được nhiều thành công và hạnh phúc trong hành trình cứu người của mình.

Người tìm ra virus HIV gây bệnh AIDS Françoise Barré-Sinoussi. Nguồn video: VTV1.



Nguyễn Vân
Ý kiến của bạn