Đây là nội dung tại Quyết định số 2718/UBND-KT về việc hỗ trợ kinh phí phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi do UBND thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành.
Đối tượng được nhận tiền hỗ trợ gồm cán bộ thú y và những người trực tiếp tham gia chống bệnh dịch, kiểm soát tình hình chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên địa thành thành phố; các lực lượng tham gia tiêu hủy gia súc, gia cầm, phun hóa chất tiêu độc khử trùng và phục vụ tại các chốt kiểm dịch.
Ngoài ra, thành phố sẽ giao UBND các quận, huyện đề xuất Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung nguồn kinh phí để hỗ trợ khẩn cấp công tác phòng, chống dịch.
Lực lượng chức năng chở heo đi tiêu hủy, đồng thời phun thuốc tiêu độc khử trùng.
Nguồn kinh phí bao gồm tiền hỗ trợ thiệt hại cho hộ nuôi có lợn bị tiêu hủy, tiền bồi dưỡng cho các lực lượng tham gia công tác phòng, chống dịch; chỉ đạo UBND cấp xã thành lập Hội đồng kiểm tra để xác minh mức độ thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ cụ thể từng hộ chăn nuôi có lợn mắc bệnh.
Ngoài ra, sẽ giao UBND Quận, huyện đề xuất Sở Tài chính, Sở NN&PTNT bổ sung nguồn kinh phí để hỗ trợ khẩn cấp công tác phòng chống dịch, bao gồm hỗ trợ thiệt hại cho hộ nuôi có heo bị tiêu hủy (25.000-30.000 đồng/kg heo hơi tùy loại bị tiêu hủy đối với hộ nuôi và 8.000-10.000 đồng/kg heo hơi đối với doanh nghiệp có heo tiêu hủy), kinh phí bồi dưỡng cho các lực lượng tham gia công tác phòng, chống dịch; chỉ đạo UBND cấp xã thành lập Hội đồng kiểm tra để xác minh mức độ thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ cụ thể từng hộ chăn nuôi có heo mắc bệnh dịch tả.
Theo đó, Ban Quản lý An toàn thực phẩm (BQL ATTP) TPHCM, đề nghị UBND 24 quận/huyện chủ động tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người tiêu dùng, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sơ chế, chế biến, kho bảo quản, nhà hàng, quán ăn, bếp ăn tập thể thực hiện cam kết không vận chuyển, kinh doanh, tiêu thụ thịt heo, sản phẩm thịt heo không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch để kinh doanh, chế biến thực phẩm… Xử lý kịp thời các thông tin trái chiều, thiếu chính xác, gây hoang mang cho cộng đồng.
UBND các quận huyện phối hợp với Đội QL ATTP liên quận/huyện trực thuộc BQL ATTP TP kiểm tra, giám sát tình hình kinh doanh sản phẩm động vật tại các chợ truyền thống, chợ tự phát, chợ tạm, nhằm quản lý chặt chẽ nguồn động vật, sản phẩm động vật từ các tỉnh đưa về TP tiêu thụ.
Xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các trường hợp vận chuyển, kinh doanh thịt heo, sản phẩm thịt heo không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch của cơ quan thú y, không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm.