Người tham gia BHYT thay đổi nơi tạm trú, lưu trú, khám chữa bệnh thế nào?

02-01-2025 11:37 | Y tế

SKĐS - Bộ Y tế đã có hướng dẫn để được thanh toán 100% mức hưởng, người tham BHYT khi thay đổi nơi lưu trú, tạm trú (như học sinh, sinh viên đi học sau đó về nhà để nghỉ Tết, nghỉ hè…), thì phải đăng ký tạm trú hoặc thông báo về việc thay đổi này với cơ quan chức năng...

Nhiều thay đổi về giấy chuyển tuyến BHYT, người bệnh thuận lợi hơn khi đi khám chữa bệnhNhiều thay đổi về giấy chuyển tuyến BHYT, người bệnh thuận lợi hơn khi đi khám chữa bệnh

SKĐS - Thông tư 01 của Bộ Y tế là văn bản quan trọng hướng dẫn việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu và chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT cho trên 13.000 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cả nước, tạo hành lang pháp lý đồng bộ để triển khai hiệu quả chính sách BHYT trong giai đoạn mới...

Như Sức khỏe và Đời sống đã thông tin, sáng 2/1, Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị phổ biến Thông tư 01/2025/TT-BYT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Tại hội nghị đã có nhiều nội dung mới của Thông tư được phổ biến, trong đó có nội dung được các đại biểu quan tâm liên quan đến thay đổi nơi tạm trú, lưu trú khi khám chữa bệnh theo BHYT...

Những trường hợp lưu trú được khám bệnh, chữa bệnh BHYT

Thông tư 01 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 có nhiều điểm quy định thuận lợi cho người tham gia BHYT trong khám chữa bệnh BHYT. Trong đó tại Thông tư này, Bộ Y tế hướng dẫn về quy định người dân khám, chữa bệnh không đúng nơi đăng ký ban đầu do thay đổi nơi tạm trú, lưu trú.

Theo quy định, người tham gia BHYT được hưởng 100% mức hưởng khi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT cấp ban đầu, cấp cơ bản khác nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu không phân biệt địa giới hành chính.

Người tham gia BHYT thay đổi nơi tạm trú, lưu trú, khám chữa bệnh thế nào?- Ảnh 2.

Các điểm cầu tham dự hội nghị phổ biến Thông tư 01/2025/TT-BYT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT sáng 2/1.

Quy định này áp dụng đối với trường hợp lưu trú được khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật BHYT là trường hợp người tham gia BHYT thay đổi nơi cư trú dưới 30 ngày đã thực hiện khai báo thông tin lưu trú theo quy định của pháp luật về cư trú bao gồm:

  • Người đi công tác đến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là tỉnh) khác;
  • Học sinh, sinh viên, học viên học tập tại tỉnh khác trong thời gian nghỉ hè, nghỉ lễ, tết tại gia đình hoặc trong thời gian thực hành, thực tập, đi học tại tỉnh khác;
  • Người lao động tại tỉnh khác trong thời gian nghỉ phép tại gia đình;
  • Người làm việc lưu động tại tỉnh khác;
  • Người đi đến tỉnh khác để thăm thành viên gia đình theo quy định tại khoản 16 Điều 3 của Luật Hôn nhân và gia đình.

Theo đó, trường hợp người đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu (tại cơ sở y tế cấp chuyên sâu và cấp cơ bản) khi khám, chữa bệnh không đúng nơi đăng ký ban đầu do thay đổi nơi tạm trú, nơi lưu trú thì được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế cấp cơ bản phù hợp với nơi tạm trú, lưu trú mới và được quỹ BHYT thanh toán như đúng tuyến.

Như vậy, người tham gia BHYT thay đổi nơi cư trú dưới 30 ngày, đã thực hiện khai báo thông tin lưu trú theo quy định khi khám chữa bệnh không đúng nơi đăng ký ban đầu sẽ được hưởng 100% mức hưởng khi khám bệnh, chữa bệnh.

Quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi cho học sinh, sinh viên trong thời gian nghỉ hè, đối tượng người lao động trong thời gian nghỉ phép tại gia đình…

Quy định về thủ tục khám chữa bệnh BHYT khi thay đổi nơi lưu trú, tạm trú thế nào?

Bộ Y tế cũng hướng dẫn tại Thông tư này, trường hợp thay đổi nơi lưu trú, người tham gia BHYT xuất trình cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT giấy tờ về việc thay đổi nơi lưu trú như sau:

- Văn bản cử đi công tác và thông tin về lưu trú đã cập nhật trên tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trên ứng dụng VneID.

- Thẻ học sinh, sinh viên, học viên và thông tin về lưu trú đã cập nhật trên tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trên ứng dụng VneID.

- Văn bản về việc nghỉ phép có xác nhận của cơ quan, đơn vị quản lý người tham gia BHYT và thông tin về lưu trú đã cập nhật trên tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trên ứng dụng VneID.

- Văn bản cử hoặc phân công nhiệm vụ làm việc lưu động của cơ quan, đơn vị quản lý người tham gia BHYT và thông tin về lưu trú đã cập nhật trên tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trên ứng dụng VneID.

- Giấy tờ thể hiện quan hệ thành viên gia đình theo pháp luật về hôn nhân và gia đình và thông tin về lưu trú đã cập nhật trên tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trên ứng dụng VneID.

Trường hợp thay đổi nơi tạm trú, người tham gia BHYT xuất trình cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT một trong các giấy tờ chứng minh thông tin về thay đổi nơi tạm trú gồm phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền cho người đăng ký tạm trú về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú hoặc thông tin về đăng ký tạm trú trên tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trên ứng dụng VNeID.

Bộ Y tế công bố 62 bệnh hiếm, hiểm nghèo không cần giấy chuyển tuyến được hưởng BHYT 100%Bộ Y tế công bố 62 bệnh hiếm, hiểm nghèo không cần giấy chuyển tuyến được hưởng BHYT 100%

SKĐS - Ngay trong ngày đầu tiên của năm 2025, GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT năm 2024, trong đó có danh mục 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện, người bệnh vẫn được hưởng 100% mức hưởng BHYT.

Thái Bình/Ảnh: Trần Minh
Ý kiến của bạn