Hà Nội

Người suy giảm miễn dịch đối mặt với bệnh COVID-19 thế nào?

17-08-2021 19:07 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Hệ thống miễn dịch của chúng ta cung cấp một số cấp độ bảo vệ tức thì. Thông qua hệ thống, các tế bào và tín hiệu phản ứng rất nhanh. Hệ miễn dịch rất cần thiết cho sự sống, nếu không có hệ miễn dịch, cơ thể sẽ dễ dàng bị tấn công bởi vi khuẩn, virus, ký sinh trùng...

Người suy giảm miễn dịch có nguy cơ cao với COVID-19

Đối với nhóm người bị suy giảm miễn dịch như: Người nhiễm HIV ở mọi giai đoạn, người bệnh ung thư, người mắc bệnh tự miễn… sẽ đối mặt thế nào với bệnh COVID-19.

Dễ bị tổn thương do COVID-19

Hệ thống miễn dịch của chúng ta cung cấp một số cấp độ bảo vệ tức thì, thông qua hệ thống các tế bào và tín hiệu phản ứng rất nhanh. Mặc dù điều này diễn ra nhanh, nhưng nó không phải là một hệ thống linh hoạt và không thể thích ứng với tất cả các mầm bệnh khác nhau, nên chúng ta cần phải được bảo vệ.

Hệ miễn dịch rất cần thiết cho sự sống, nếu không có hệ miễn dịch, cơ thể sẽ dễ dàng bị tấn công bởi vi khuẩn, virus, ký sinh trùng... Hệ miễn dịch giữ cho chúng ta khỏe mạnh khi tiếp xúc với mầm bệnh.

Hệ miễn dịch ở khắp cơ thể và liên quan đến nhiều loại tế bào, cơ quan, protein và mô. Điều quan trọng là hệ miễn dịch có thể phân biệt mô của cơ thể với mô ngoại lai. Các tế bào chết hay hỏng cũng được hệ miễn dịch nhận ra và loại bỏ.

Nhóm bệnh nhân suy giảm miễn dịch được kể đến là tất cả những bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch để điều trị bệnh hoặc những thuốc điều biến miễn dịch, không chỉ giới hạn trong các nhóm thuốc kháng TNF, thuốc ức chế Tyrosin kinase hoặc ức chế PARP, Corticosteroid...

photo-1629167240895

Người suy giảm miễn dịch có nguy cơ cao với COVID-19.

Người đã từng bị bệnh ung thư hệ tạo máu: Bệnh bạch cầu, u limpho, đa u tủy xương… Những người nhiễm HIV ở mọi giai đoạn. Những người mắc bệnh ung thư, bệnh hệ thống như: Lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, vảy nến hoặc những bệnh lý rối loạn di truyền ảnh hưởng lên hệ miễn dịch, cần dùng thuốc điều trị ức chế miễn dịch toàn thân kéo dài.

Theo các nhà nghiên cứu, tất cả những nhóm bệnh nhân có tình trạng suy giảm miễn dịch, đều là nhóm có nguy cơ cao bị thể nặng hoặc nguy kịch khi bị nhiễm SARS-CoV-2.

Do đó, nhóm bệnh nhân này được coi là một trong những nhóm ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 hàng đầu.

photo-1629167245083

Suy giảm miễn dịch là nhóm nguy cơ cao bị thể nặng/nguy kịch khi nhiễm SARS-CoV-2.

Người suy giảm miễn dịch cần làm gì?

Những người suy giảm miễn dịch trong mùa dịch COVID-19 cần lưu ý chăm sóc sức khỏe. Nếu thấy các biểu hiện dưới đây cần liên hệ với cơ quan y tế để được tư vấn và chăm sóc.

Thấy các triệu chứng của bệnh nặng lên. Người suy giảm miễn dịch thấy thần kinh căng cứng, hay nhầm lẫn, thiếu hoặc mất khả năng tập trung.

photo-1629167246566

Tế bào ở bệnh nhân HIV.

Thấy đau ngực, khó thở và bạn đếm nhịp thở thấy nhanh hơn 25 chu kì hít vào-thở ra/phút.

Các thành viên trong gia đình, người chăm sóc cần đảm bảo khỏe mạnh, hạn chế tiếp xúc nơi đông người để tránh lây nhiễm COVID-19.

Bất cứ thành viên nào trong gia đình xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 cần phải được xét nghiệm COVID-19 ngay. Luôn tuân theo những hướng dẫn chuẩn, chính thống từ cơ quan y tế, tránh nghe những thông tin ngoài lề.

Mời độc giả xem thêm video đang được quan tâm:

Các vaccine COVID-19 đã được WHO phê duyệt cho đến hiện nay và hiệu quả đối với biến thể Delta


BS. Nguyễn Hiệp
Ý kiến của bạn