Hà Nội

Người nông dân 30 năm nếm… thuốc trừ sâu thảo dược

18-02-2014 09:03 | Thời sự
google news

SKĐS - Suốt 30 năm qua, nông dân Lê Văn Đáo (Hưng Yên) đã mày mò chế ra loại thuốc trừ sâu bằng các loại thảo dược. Tuy nhiên, chưa hề có 1 đơn vị, tổ chức nào để ý đến sáng kiến của ông và cách duy nhất để ông kiểm tra thuốc sâu của mình đó vẫn là..... nếm.

Suốt 30 năm qua, nông dân Lê Văn Đáo (Hưng Yên) đã mày mò chế ra loại thuốc trừ sâu bằng các loại thảo dược. Tuy nhiên, chưa hề có 1 đơn vị, tổ chức nào để ý đến sáng kiến của ông và cách duy nhất để ông kiểm tra thuốc sâu của mình đó vẫn là..... nếm.

Ông Lê Văn Đáo.

Hình ảnh cánh đồng đầy vỏ bao thuốc sâu, mương máng ô nhiễm hóa chất, lươn, chạch thậm chí đỉa cũng không sống được, còn người nông dân vô cùng khổ sở chật vật mỗi khi phun thuốc trừ sâu là điều thường thấy trên đồng ruộng Việt Nam.

Chứng kiến những cảnh đó người nông dân Lê Văn Đáo ở đội 4 xóm Hùng Bạch, thôn Hương Quất Thành Công, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên suốt 30 năm qua đã mày mò chế ra loại thuốc trừ sâu bằng các loại thảo dược.

Thành phần chính của thuốc là hạt cau, bồ kết và khoảng 8 vị thuốc khác rất thông dụng. Ông Đáo cho biết, ông đã miệt mài, thử nghiệm suốt 30 năm nay để có được công thức chuẩn và đến giờ ông khẳng định: Thuốc sâu thảo dược có thể diệt được các loại sâu hại lúa và hoa màu.

Ban đầu, khi thấy ông cứ lầm lì thí nghiệm, hàng xóm láng giềng, kể cả người trong gia đình ai cũng bảo ông gàn dở. Nhưng khi thấy sau 10 vụ lúa dùng loại thuốc sâu tự chế, nhà ông không vụ nào mất mùa mọi người cũng bớt dị nghị.

Theo ông Đáo, cùng cấy 1 giống lúa dùng thuốc hóa học thu 2,4 tạ/sào, còn phun thuốc thảo dược cũng thu 2,2 tạ/sào, nhưng 20 cân thóc chênh lệch bán đi chưa chắc đã đủ mua thuốc trừ sâu hóa học. Trong khí đó, thuốc trừ sâu thảo dược còn diệt được cả trứng, sâu non và sâu trưởng thành, hơn nữa thuốc không gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước, mỗi vụ cũng giảm được 40- 50% chi phí.

Mặc dù, thuốc sâu của ông Đáo chế biến có thể diệt được nhiều loại sâu hại lúa và hoa màu, không gây hại cho người dùng, nhưng chỉ tiếc là sau gần 30 năm mày mò, 10 năm thử nghiệm thì đến nay vẫn chưa hề có 1 đơn vị, tổ chức nào để ý đến sáng kiến của người nông dân này. “Tôi chỉ mong có công ty, hay đơn vị nào dùng ý tưởng của tôi...”, ông Đáo bộc bạch.

Ông Lê Văn Khoa - Phó Chủ tịch xã Thành Công, huyện Khoái Châu cũng bày tỏ: “Địa phương cũng chỉ mong các cấp, các ngành nghiên cứu, nếu được sẽ sản xuất để thuốc trừ sâu thảo dược của ông Đáo sử dụng đại trà cho bà con Hưng Yên và trên cả nước”.

 

 

 


Ý kiến của bạn