Hà Nội

Người nhiễm HIV có nguy cơ cao mắc bệnh cúm nghiêm trọng?

06-10-2022 10:31 | Y học 360
google news

SKĐS -  Những người nhiễm HIV/AIDS có nguy cơ cao phát triển các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm, đặc biệt là những người có số lượng tế bào CD4 rất thấp hoặc những người không dùng thuốc ARV để điều trị HIV…

Các nhóm khác có nguy cơ cao bao gồm: Tình trạng sức khỏe mãn tính, người từ 65 tuổi trở lên…

1. Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cúmngười nhiễm HIV

Tiêm phòng cúm là cách tốt nhất để bảo vệ bạn và những người thân yêu của bạn chống lại bệnh cúm. Nếu được chủng ngừa, bạn sẽ ít bị cúm hơn. Và, nếu bạn bị ốm, bệnh có thể sẽ nhẹ hơn, giúp bạn không phải đến bệnh viện.

Người nhiễm HIV nên tiêm phòng cúm hằng năm, giúp cung cấp khả năng miễn dịch an toàn và hiệu quả trong suốt mùa cúm.

Người nhiễm HIV nên tiêm phòng cúm hơn là dùng dạng xịt mũi. Bạn không thể bị cúm khi tiêm phòng cúm. Cần trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ nếu bạn bị dị ứng với trứng (vì một số loại vaccine được sản xuất bằng virus cúm được nuôi trong trứng) hoặc đã có phản ứng xấu với các loại vaccine khác trong quá khứ trước khi bạn tiêm phòng cúm.

Người nhiễm HIV có nguy cơ cao mắc bệnh cúm nghiêm trọng? - Ảnh 1.

Người nhiễm HIV có nguy cơ mắc cúm nghiêm trọng...

Tiêm phòng cúm quan trọng hơn bao giờ hết trong đại dịch COVID-19. Việc tiêm phòng cúm đặc biệt quan trọng đối với những người mắc một số bệnh cơ bản như HIV, hen suyễn, bệnh tim và đái tháo đường. Những người mắc các loại tình trạng này có nguy cơ cao bị các biến chứng nghiêm trọng do cúm. Nhiều tình trạng trong số này cũng làm tăng nguy cơ mắc các tình trạng nghiêm trọng do COVID-19.

Theo CDC, bạn có thể tiêm vaccine COVID-19 và các vaccine khác, bao gồm cả vaccine cúm cùng một lúc.

Ngoài việc tiêm phòng cúm hằng năm, những người nhiễm HIV nên thực hiện các hành động hằng ngày mà CDC khuyến nghị cho tất cả mọi người để phòng cúm, bao gồm:

  • Tránh những người bị bệnh;
  • Ở nhà khi bị ốm;
  • Khi ho cần lấy khuỷu tay hoặc khăn tay che miệng
  • Rửa tay thường xuyên…

2. Triệu chứng của cúm

Các triệu chứng của cảm cúm bao gồm cảm thấy ngây ngấy sốt hoặc sốt, ho, đau họng, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau mình, nhức đầu, ớn lạnh và mệt mỏi. Tuy nhiên, một số người bị cúm có thể có các triệu chứng về đường hô hấp (chẳng hạn như ho hoặc sổ mũi) mà không bị sốt.

Những người cảm thấy khó thở, hụt hơi và các dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp khác nên đến cơ sở y tế ngay lập tức.

3. Ứng phó như thế nào khi mắc cúm ở người nhiễm HIV

Người nhiễm HIV có nguy cơ cao mắc bệnh cúm nghiêm trọng? - Ảnh 2.

Tiêm phòng là cách tốt nhất để ngăn ngừa cúm.

Các loại thuốc kê đơn như thuốc kháng virus có thể được sử dụng để điều trị bệnh cúm và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng của bệnh cúm.

CDC khuyến cáo những người có nguy cơ cao mắc các biến chứng cúm nghiêm trọng như người nhiễm HIV - đặc biệt là những người có số lượng tế bào CD4 thấp hoặc không điều trị ARV - nên dùng thuốc kháng virus càng sớm càng tốt, vì những loại thuốc này có tác dụng tốt nhất khi được bắt đầu sớm (trong vòng 48 vài giờ sau khi các triệu chứng bắt đầu).

Bạn có thể mắc cúm và COVID-19 cùng một lúc. Các chuyên gia y tế vẫn đang nghiên cứu mức độ phổ biến của điều này. Một số triệu chứng của bệnh cúm và COVID-19 tương tự nhau, do đó khó có thể phân biệt được sự khác biệt giữa chúng nếu chỉ dựa vào các triệu chứng. Xét nghiệm chẩn đoán có thể giúp xác định xem bạn có bị bệnh cúm hoặc COVID-19 hay không.

Hãy nhớ rằng, tiêm phòng là cách tốt nhất để bạn có thể tự bảo vệ mình chống lại căn bệnh nghiêm trọng này.

Mời độc giả xem thêm video:

Đậu mùa khỉ có dễ lây không?


Trịnh Xuân Nguyên
(Theo hiv.gov)
Ý kiến của bạn