Nghiên cứu mới do Đại học California (Mỹ) dẫn đầu giải đáp bí ẩn tại sao một số người có thể nhiễm virus nhưng không gặp các triệu chứng COVID-19.
Bí mật nằm ở kháng nguyên bạch cầu (HLA) - chỉ dấu protein truyền tín hiệu cho hệ miễn dịch.
Đột biến ở một trong những gene mã hóa HLA dường như giúp các tế bào miễn dịch T tiêu diệt virus SARS-CoV-2.
Tế bào miễn dịch T ở một số người mang biến thể gene này có thể nhận diện được loại coronavirus mới dù virus này chưa từng xâm nhập cơ thể trước đó (do các virus cùng họ corona giống với virus cảm lạnh theo mùa mà cơ thể đã biết).
Phát hiện này mở ra tiềm năng mới cho phát triển thuốc và vaccine điều trị COVID-19.
GS.TS. Jill Hollenbach - Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết khi hệ miễn dịch có thể nhận diện và tấn công virus từ sớm, đó là lợi thế lớn. GS.TS. Jill Hollenbach là chuyên gia về thần kinh học, dịch tễ học và thống kê sinh học tại Viện Khoa học Thần kinh Weill.
Đột biến HLA-B*15:01 khá phổ biến, chiếm khoảng 10% dân số trong nghiên cứu. Đột biến gene này không ngăn được lây nhiễm virus nhưng giúp cơ thể không gặp các triệu chứng COVID-19. Người có đột biến gene này thậm chí không bị sổ mũi hay đau họng khi nhiễm COVID-19.
Trong nghiên cứu, 20% số người nhiễm COVID-19 không triệu chứng mang ít nhất một bản sao của biến thể của biến thể HLA-B*15:01, so với 9% người mắc COVID-19 có triệu chứng. Người mang hai bản sao của biến thể này tăng gấp 8 lần khả năng không gặp triệu chứng.
Mời độc giả xem thêm video:
Chuyển COVID-19 xuống nhóm B, người mắc bệnh có được tự do đi lại?