Người miền Tây rời Sài Gòn: Thương lắm đồng hương, lo lắm dịch bệnh

05-10-2021 09:13 | Xã hội
google news

SKĐS – Nhiều hình ảnh nghĩa tình xuất hiện khi hàng chục nghìn người dân rời TPHCM về quê vì địa phương nới lỏng giãn cách COVID-19, nhưng cũng vì thế mà thêm bao nỗi lo...

Cuộc sống bên trong thành phố bị phong tỏa lâu nhất thế giới vì COVID-19Cuộc sống bên trong thành phố bị phong tỏa lâu nhất thế giới vì COVID-19

SKĐS - Thành phố Melbourne (Úc) hiện trải qua 246 ngày phong tỏa với các hạn chế vì COVID-19 thuộc hàng nghiêm ngặt nhất trên thế giới. Hơn 5.000 người đã tham gia vào một cuộc biểu tình phản đối lệnh phong tỏa quá dài tại thành phố này vào tuần trước.

Thương lắm đồng hương

Với phương châm của tỉnh An Giang "người dân về tới nhà thì phải đón", hàng chục ngàn người dân từ ngoài tỉnh đã trở về địa bàn tỉnh (đặc biệt là từ TPHCM). Nhiều trường học trong khu vực như Tiểu học Lê Hồng Phong, Tiểu học Châu Văn Liêm, THCS Nguyễn Trãi… đã trở thành điểm cách ly tập trung.

Theo ghi nhận, việc hỗ trợ người dân được chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân triển khai với nhiều hình thức như cung cấp suất ăn, nhu yếu phẩm, thuốc thiết yếu, trang phục bảo hộ, khẩu trang, găng tay,…

Người dân về quê: thương lắm đồng hương – lo lắm dịch bệnh - Ảnh 2.

Nhiều trường hợp người dân từ các địa phương về tỉnh An Giang trong những ngày qua

Chia sẻ với phóng viên, chị Nguyễn Thị Ba (phường Mỹ Thới, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang) cho biết, chỉ tính riêng trong khu vực tổ của mình đã có 3-4 nhóm từ thiện tổ chức nấu và cung cấp các suất ăn đến các điểm trường với các thực đơn đa dạng như cơm, cháo, bún, bánh mì…

"Ngay sau khi hoàn thành, các suất ăn được đưa đến trực tiếp các điểm cách ly và bàn giao tại cổng cho lực lượng chức năng chứ không vào bên trong khu vực cách ly. Các biện pháp đeo khẩu trang, giữ khoảng cách luôn được thực hiện. Ngoài ra, giữa các nhóm cũng có liên hệ với nhau để tránh nơi thừa nơi thiếu"- chị Ba nói.

Về việc tiếp nhận các trường hợp người dân tự phát về quê, ông Lê Văn Nưng - Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang cho biết: ‘Thật sự, người dân không còn cách nào khác mới buộc phải quay về quê hương để tránh dịch. Dịch bệnh trong tỉnh đang khó khăn, bà con về nhiều, càng gia tăng thêm áp lực cho tỉnh. Cả hệ thống chính trị hết sức chia sẻ với bà con, bình tĩnh triển khai các phương án, cùng nhau vượt qua khó khăn".

Người dân về quê: thương lắm đồng hương – lo lắm dịch bệnh - Ảnh 3.

Nhiều trường học trên được sử dụng làm khu vực cách ly

Lo lắm dịch bệnh

Tính đến 5 giờ sáng 4/10, toàn tỉnh An Giang đã tiếp nhận 24.572 người từ các địa phương khác về tỉnh, trong đó địa phương có nhiều người trở về nhất là huyện Tịnh Biên (gần 5.000 người), huyện An Phú (3.653 người), huyện Tri Tôn (3.204 người). Các địa phương còn lại có số người trở về dao động từ 400 - 2.000 người.

Tình hình dịch bệnh trong tỉnh An Giang vẫn đang diễn biến phức tạp, điều kiện nguồn nhân lực y tế, cơ sở hạ tầng phục vụ phòng, chống dịch trong tỉnh còn hạn chế, các khu cách ly tập trung, thu dung điều trị của tỉnh gần như quá tải, tỷ lệ bao phủ vaccine/dân số trong tỉnh chỉ đạt 21% mũi 1 và 7,5% mũi 2.

Việc người dân tự phát ồ ạt về tỉnh sẽ tạo áp lực rất lớn cho tỉnh trong công tác tổ chức cách ly tập trung, xét nghiệm, thu dung điều trị, đặc biệt là nguy cơ xâm nhập dịch bệnh, gây bùng dịch trong tỉnh là rất lớn.

Theo ông Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, quá trình tiếp nhận người dân phải thực hiện thống nhất trên tinh thần đảm bảo an toàn, chăm lo đầy đủ cho bà con và phải đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh ở mức độ cao nhất, trên tinh thần “chống dịch như chống giặc".

Trong cuộc họp chiều 3/10, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh An Giang cũng đã yêu cầu các địa phương tăng cường các giải pháp phòng chống dịch lên mức cao nhất; tuyên truyền yêu cầu người dân không đi ra đường khi không thật sự cần thiết; tổ chức các chốt kiểm soát, kiểm tra người dân đi ra đường, tránh tụ tập đông người tại các nơi công cộng, triệt để áp dụng biện pháp 5K và khai báo y tế theo quy định.

Tỉnh An Giang đã thống nhất hỗ trợ 500 triệu đồng/huyện và mua 200 tấn gạo từ nguồn Quỹ Phòng, chống dịch COVID-19 và hạn hán tỉnh An Giang để hỗ trợ các huyện đón công dân về địa phương; hỗ trợ tiền ăn cho công dân An Giang ngoài tỉnh tự phát về địa phương (đang thực hiện cách ly tập trung) định mức 40.000 đồng/người/ngày trong vòng 7 ngày (từ ngày 3/10) bằng nguồn ngân sách.

Theo văn bản Sở Thông tin - Truyền thông tỉnh An Giang gửi TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, tỉnh An Giang sẽ không tổ chức tiếp nhận các trường hợp người dân tự phát về địa phương.

Trong thời gian này, nếu người dân An Giang đang ở các địa phương, gặp khó khăn trong cuộc sống có thể liên hệ trực tiếp với đại diện Hội đồng hương An Giang TP.HCM hoặc các tổ chức, cá nhân phụ trách công tác xã hội tại nơi sinh sống để được hướng dẫn, tư vấn và hỗ trợ


Gần Trăm Ngàn Người Đổ Về Miền Tây


Phúc Võ
Ý kiến của bạn