Hà Nội

Người mang lại niềm vui cho nhiều cặp hiếm muộn

16-08-2013 20:17 | Thời sự
google news

Trên đời có nhiều cách để giúp đỡ người khác, người dùng tiền, kẻ góp sức lực. Nhưng có những điều không phải ai có sức, có tiền muốn giúp cũng được, và giúp cho những cặp vợ chồng hiếm muộn có được niềm vui con trẻ là một trong số đó. Chúng tôi đã gặp và trò chuyện với lương y Nguyên Hữu Toàn, người mà bằng những bài thuốc gia truyền của mình, đã mang đến niềm hạnh phúc “đơm hoa kết trái” cho không ít đôi vợ chồng hiếm muộn...

Trên đời có nhiều cách để giúp đỡ người khác, người dùng tiền, kẻ góp sức lực. Nhưng có những điều không phải ai có sức, có tiền muốn giúp cũng được, và giúp cho những cặp vợ chồng hiếm muộn có được niềm vui con trẻ là một trong số đó. Chúng tôi đã gặp và trò chuyện với lương y Nguyên Hữu Toàn, người mà bằng những bài thuốc gia truyền của mình, đã mang đến niềm hạnh phúc “đơm hoa kết trái” cho không ít đôi vợ chồng hiếm muộn... 

Muộn không phải là không thể

Chúng tôi gặp vị lương y tại phòng mạch của ông ở số 482, lô 22C, đường Lê Hồng Phong, TP Hải Phòng. Với phong thái tự tại, điềm tĩnh của một lương y nhiều năm kinh nghiệm, ông cởi mở giải thích: “Về cách gọi “vô sinh”, chúng ta không thể dùng từ Vô sinh đối với tất cả mọi cặp vợ chồng chưa có con, mà nên gọi là Hiếm muộn thì đúng hơn. Bởi thực tế có khá nhiều cặp vợ chồng vì lý do cơ địa, thể trạng… mà tình yêu của họ chưa “đơm hoa kết trái”, chứ không hẳn là không thể có con. Chỉ là họ chưa xác định đúng nguyên nhân và cách chữa trị mà thôi. Người thầy thuốc có khả năng phải là người nhìn nhận và giải quyết được vấn đề ấy”.

Mải trò chuyện cùng chúng tôi, nhiều bệnh nhân đến nhà ông xin thuốc ngồi xếp hàng ngày một đông hơn, nhìn trên gương mặt ai cũng hiện rõ sự thấp thỏm, lo âu... Ông bỏ lại những câu chuyện còn dang dở với chúng tôi rồi quay ra kê đơn, bốc thuốc không để người bệnh phải chờ lâu.
Người mang lại niềm vui cho nhiều cặp hiếm muộn 1
Gia đình chị Hà Thị Tĩnh cùng đứa con yêu.
Tiện dịp, tôi hỏi thăm chị Hà Thị Tĩnh ở Hậu Lộc, Thanh Hóa. Chị Tĩnh kể: “Tôi lấy chồng cách đây hơn chục năm mà vẫn không có con, đi bệnh viện khám thì các bác sĩ xác định nguyên nhân hiếm muộn do cả hai vợ chồng. Chồng tôi bị tinh trùng yếu và chết nhiều, còn tôi thì lại bị buồng trứng đa nang. Vợ chồng tôi chữa bệnh khắp nơi mà không khỏi. Đến năm 2007 chúng tôi được một người hàng xóm giới thiệu đến nhà ông Toàn chữa trị. Không ngờ chỉ sau 2 tháng uống thuốc tôi đã có thai. Không những thế, khả năng quan hệ tình dục của hai vợ chồng còn cải thiện đáng kể. Lần này chúng tôi muốn sinh thêm đứa thứ hai nên lại đến chỗ ông Toàn xin thuốc về uống. Về phần của tôi thì đã chữa khỏi, nhưng chồng thì phải uống thêm thuốc để đảm bảo việc thụ tinh tốt nhất. Lần này cả nhà tôi đều lên thầy vừa là cảm ơn, vừa là lấy thuốc”.

Lần tìm danh sách bệnh nhân đã chữa vô sinh, chúng tôi tới được gia đình anh Phạm Văn Định ở Phủ Lý, Hà Nam. Khi nghe chúng tôi hỏi chuyện về việc chữa khỏi bệnh vô sinh, anh Định tỏ rõ niềm hạnh phúc, đó là đứa con gái gần một tuổi của gia đình. Nét mặt rạng ngời, anh Định khoe: “Trước đây, tôi bị hiếm muộn do tinh trùng chết nhiều, tôi cũng đi chữa bệnh ở nhiều nơi nhưng không khỏi. Sau đó tôi tìm đến chỗ ông Toàn xin thuốc, điều trị được 3 tháng thì vợ tôi mang bầu. Đây! “Tài sản” vô giá đang nằm trên tay tôi đây”. Nói rồi, anh Định hôn nhẹ lên đôi má của con gái yêu rồi tiết lộ thêm: “Chúng tôi đang có ý định sinh tiếp một đứa nữa vào năm 2014, đến lúc đó chắc lại phải nhờ đến ông Toàn thôi”.

Ông Toàn tiết lộ: “Có rất nhiều loại thảo dược quí dùng để chữa vô sinh, trong đó quan trọng nhất là thang ma, hồng kỳ... Những loại thuốc này phải rang vàng, hạ thổ đến 1 năm mới có thể dùng được. Đặc biệt như hồng kỳ phải hạ thổ đến 3 năm mới có tác dụng chữa vô sinh một cách tốt nhất. Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng nguồn thuốc, tôi chỉ lấy thuốc thông qua Viện Dược liệu Việt Nam, sau khi có kiểm nghiệm về chất lượng thì thuốc mới được đem ra dùng”.

Người kế tục bài thuốc quý gia truyền

Lương y Nguyễn Hữu Toàn lật giở những cuốn sách làm bằng giấy dó vàng khè, trong đó viết toàn bằng chữ nho, mực Tầu, có quyển đã rách nát, ông Toàn kể lại cho chúng tôi nghe về cái nghiệp bốc thuốc bần hàn nhưng được nhiều người kính trọng: “Phát tích của dòng họ nhà tôi ở đất Vân Canh, Hà Nội. Hồi đó, cụ tổ làm nghề thầy lang bốc thuốc chữa bệnh cho bà con chòm xóm. Rồi không hiểu cắc cớ ra sao, bỗng một ngày vợ con, họ thàng thấy cụ tha hương viễn xứ cùng với gánh sách y dược cũ mèm lang thang suốt đầu sông, cuối núi để đi chữa bệnh. Để cụ tổ lặn lội một mình hiểm nguy rình rập không yên lòng nên vợ con cụ cũng gồng gánh theo đi. Lúc đó tài sản quí giá nhất trong tay là khả năng bốc thuốc chữa bệnh, đặc biệt là biệt tài chữa vô sinh ”.
Người mang lại niềm vui cho nhiều cặp hiếm muộn 2
Bằng bài thuốc gia truyền nhiều đời, Lương y Toàn đã đem lại niềm vui cho nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn.

Đến năm 1962, ông Nguyễn Hữu Hách trở về đất tổ Vân Canh để an cư, lạc nghiệp, tiếp tục bốc thuốc cho dân làng chứ không đi lang thang nữa. Tài bốc thuốc của ông Hách lan ra khắp vùng Bắc Bộ, rồi ông được mời vào Viện Đông y Việt Nam và trở thành một trong 28 danh y đầu tiên của Viện Đông y.

Ông Toàn nhớ lại: “Tôi học được bài thuốc chữa vô sinh từ hồi mới 12 – 13 tuổi. Lúc đó ông nội tôi đang làm ở Viện Đông y, mỗi khi ông đi chữa bệnh ở đâu thì lại đem tôi đi theo, cái nghiệp bốc thuốc ngấm vào người tôi từ đó. Thấy tôi say mê bốc thuốc, ông nội đã truyền dạy những kinh nghiệm chữa bệnh của dòng họ để lại, thậm chí còn để tôi tự ra rừng đi tìm cây thuốc về bán lại cho ông. Tôi thấy nghiện công việc bốc thuốc từ đó”.

Đại gia đình Nguyễn Hữu đang an cư tốt lành ở mảnh đất Hà Nội thì đùng một cái do công việc, ông Toàn được bố mẹ đưa xuống Hải Phòng để định cư. Mặc dù vậy, ông vẫn đều đều mỗi tuần một lần bắt tầu hỏa lên Hà Nội để theo ông nội học nghề bốc thuốc và được ông cho sách vở để nghiên cứu. Ông say mê đọc các sách y học đến mức bố mẹ ông phải cấm ông đọc sách nhưng ông vẫn chui vào chăn soi đèn pin đọc tiếp.

Kể đến đây, bỗng ông bật cười bảo: “Không hiểu sao tôi lại mê sách y học từ nhỏ như thế”. Đó có lẽ là niềm đam mê bẩm sinh bắt nguồn từ truyền thống gia đình đã ngấm vào ông lúc nào không hay. Đến nay, mặc dù tuổi đã ngoài ngũ tuần, nhưng thói quen đọc sách thì ông vẫn duy trì, đó cũng là một trong những điều say mê nhất của ông.

Ông Nguyễn Văn Thanh – Chủ tịch Hội Đông y Hải Phòng cho biết: “Chúng tôi ghi nhận đã có nhiều trường hợp vô sinh do tinh trùng yếu, tinh trùng chết nhiều, đối với nữ thì vô sinh do nạo hút thai nhiều lần, viêm tắc vòi trứng, buồng trứng đa nang... khi tìm đến chỗ anh Toàn chữa bệnh thì đã khỏi. Còn những trường hợp vô sinh do nguyên nhân khác thì chưa có thống kê cụ thể. Việc chữa khỏi bệnh vô sinh đã mở ra cơ hội giúp người nghèo tiếp cận với bài thuốc chữa bệnh chi phí thấp, hoặc được chữa bệnh miễn phí, điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với cộng đồng”. 



Khánh An

Ý kiến của bạn