Hà Nội

Người mắc chứng ợ nóng nên ăn gì và kiêng gì?

SKĐS - Ợ nóng hay ợ chua được đặc trưng bởi sự trào ngược axit từ thực quản lên dạ dày. Hiện tượng này khá thường gặp. Nó không gây nguy hiểm nhưng đôi lúc khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu.

1. Ợ nóng và bệnh trào ngược dạ dày - thực quản

Ợ nóng là một triệu chứng đặc trưng của bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (GERD). Trong dạ dày của chúng ta chứa các chất có tính axit (đặc biệt là axit clohydric) tham gia vào quá trình tiêu hóa vì chúng giúp "hòa tan" thức ăn. Trào ngược dạ dày - thực quản xảy ra khi "hàng rào chống trào ngược" bị trục trặc. Khi đó các chất có tính axit trong dạ dày đi ngược lên đường tiêu hóa tới thực quản gây ợ chua, nóng rát khó chịu vùng thực quản.

Trào ngược axit thường gây ra cảm giác nóng rát khó chịu ở ngực, có thể di chuyển lên cổ và họng, thậm chí tạo ra một cơn đau rát ở ngực dưới. Khi nói đến bệnh trào ngược dạ dày - thực quản nghĩa là tình trạng trào ngược, ợ chua, ợ nóng mạn tính, thường xuyên xảy ra gây ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.

photo-1636621349846

Tuy nhiên, không phải ai bị ợ nóng cũng là do bệnh trào ngược. Hầu hết mọi người thỉnh thoảng gặp ợ nóng và không đáng lo. Nếu bạn bị ợ nóng nhiều hơn 2 lần 1 tuần kèm theo ho mạn tính không rõ nguyên nhân và đau ngực, có thể bạn đang đối mặt với bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Cần lưu ý là chứng ợ nóng có thể không cần điều trị nhưng bệnh trào ngược dạ dày thì nên được thăm khám cụ thể và điều trị thích hợp.

2. Nhiều biểu hiện bệnh đôi khi dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác

Cùng với triệu chứng ợ nóng, người bệnh trào ngược dạ dày thường có các biểu hiện đi kèm thường xuyên xuất hiện, ví dụ:

- Chứng khó nuốt, là cảm giác khó chịu hoặc khó khăn khi nuốt nước hoặc thức ăn qua họng.
- Cảm giác ngứa ran hoặc đau cổ họng (có thể nhầm lẫn với viêm họng hoặc viêm amidan).
- Hôi miệng dai dẳng đã loại trừ nguyên nhân vệ sinh răng miệng kém.
- Khàn giọng vào buổi sáng hoặc cuối ngày.
- Ho khan dai dẳng, đặc biệt vào buổi tối hoặc khi nằm,…

3. Các yếu tố làm khởi phát chứng ợ nóng

- Thừa cân, béo phì: làm tăng áp lực trong dạ dày, thúc đẩy cơ nâng.

- Căng thẳng và mệt mỏi: làm tăng tiết axit trong dạ dày, ngoài ra còn làm giảm lượng men tiêu hóa khiến quá trình tiêu hóa bị gián đoạn.

- Chế độ ăn uống không cân đối: ăn uống thiếu chất sẽ làm cạn kiệt men tiêu hóa. Ngoài ra, nó không cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe tốt của màng nhầy. Chế độ ăn uống với quá nhiều chất béo và chất cay nóng cũng gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hoá và dạ dày.

- Hút thuốc lá: ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến niêm mạc dạ dày.

- Uống quá nhiều rượu hoặc quá nhiều cà phê.

- Đi ngủ quá gần với bữa tối.

- Tư thế xấu hàng ngày.

- Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori gây viêm dạ dày.

Ngoài ra, một số trường hợp dễ mắc chứng ợ nóng như khi mang thai, người bị táo bón hoặc bị thoát vị đĩa đệm cũng được ghi nhận là yếu tố nguy cơ.

4. Thay đổi thói quen để giảm triệu chứng trào ngược

Điều đầu tiên bạn nên làm là thay đổi thói quen ăn uống cũ.

Ợ nóng có thể do cách bạn ăn uống, một số loại thực phẩm, căng thẳng, thuốc trị bệnh hoặc hút thuốc lá. Những yếu tố này có thể tạo thêm axit cho dạ dày. Thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên và đưa ra các đề xuất về tư thế có thể làm giảm triệu chứng ợ nóng khó chịu này.

Bằng việc thực hiện những thói quen tốt, các triệu chứng trào ngược dạ dày sẽ dần thuyên giảm.

10 mẹo thay đổi lối sống ngăn ngừa chứng ợ nóng

- Tránh ăn quá no, nên chia các bữa ăn thành nhiều khẩu phần nhỏ.

- Nên ăn chậm hơn và dành thời gian nhai kỹ thức ăn giúp làm dịu tình trạng trào ngược axit.

- Nên giữ lưng thẳng trong khi ngồi ăn. Lưng bị cong sẽ tạo ra sức ép lên dạ dày và do đó làm tăng nguy cơ ợ nóng.

- Tránh uống quá nhiều cà phê nhất là khi bụng đói, vì sẽ có xu hướng kích thích niêm mạc dạ dày.

- Hạn chế tối đa việc tiêu thụ đồ uống có cồn.

- Không tiêu thụ các loại thực phẩm béo như các đồ chiên rán vì chúng làm chậm quá trình rỗng của dạ dày (thức ăn ở trong dạ dày càng lâu thì càng có nhiều nguy cơ trào ngược lên thực quản).

- Tránh thức ăn gây kích thích (ớt, hành sống...) và nước ngọt.

- Tránh mặc quần áo quá chật ở phần thắt lưng, đặc biệt là sau bữa ăn, vì điều này làm tăng áp lực lên dạ dày và thúc đẩy trào ngược dạ dày.

- Không đi ngủ ngay sau khi ăn, kết thúc bữa ăn tối 2 giờ trước khi đi ngủ.

- Ngủ nâng cao phần trên cơ thể một chút, và lý tưởng nhất là nằm nghiêng về bên trái để tạo điều kiện cho dạ dày "làm trống".

5. Điều trị bệnh trào ngược

Nếu một người thường xuyên bị ợ chua, cảm giác nóng rát, rất có thể người đó mắc bệnh trào ngược dạ dày và nên đi khám để có hướng điều trị.

Nếu những thay đổi về lối sống và hành vi không hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc không kê đơn, chẳng hạn như thuốc kháng axit hoặc thuốc chẹn H2.

6. Các loại thực phẩm làm dịu chứng trào ngược axit dạ dày

Một số thực phẩm cũng góp phần vào quá trình axit hóa trong dạ dày. Do đó bạn có thể giảm các triệu chứng ợ chua do trào ngược dạ dày bằng cách thay đổi thực đơn hàng ngày. Trong trường hợp bị ợ nóng, nên giảm uống cà phê, rượu, đường tinh luyện, đồ ngọt, các sản phẩm có chứa mỡ động vật, cà chua, trái cây họ cam quýt, pho mát và thịt nguội. Không nên dùng gia vị cay nóng vì chúng tạo ra nguồn nhiệt gây ức chế dạ dày.

- Nghệ và tiêu đen: Sự kết hợp của hai loại gia vị này rất tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa, làm cho nó có thể hoạt động chống lại sự trào ngược axit. Trong trường hợp thường xuyên bị ợ chua, bạn có thể thêm hai loại gia vị này vào các món ăn.

photo-1636621352621

- Dầu ô liu: Dầu ô liu và mầm lúa mì cũng có tác dụng chống đau dạ dày. Bạn có thể thưởng thức món salad với một ít dầu ô liu. Ngoài việc giàu omega-9 và axit béo không bão hòa đơn, dầu ô liu còn làm dịu cơn đau dạ dày.

photo-1636621354101

- Gừng: Loại cây này có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, nhưng nó cũng đóng một vai trò kích thích tự nhiên đối với sự trao đổi chất của chúng ta. Do đó, gừng thúc đẩy hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa và trung hòa axit trào ngược.

- Trái bơ: Nếu bạn bị trào ngược dạ dày, bạn có thể thêm một ít quả bơ vào thực đơn. Các chất có trong quả bơ có tác dụng kiềm hóa dạ dày.

photo-1636621355354

- Bông cải xanh: Không chỉ là một nguồn cung cấp vitamin dồi dào, bông cải xanh cũng giúp cải thiện độ axit trong dạ dày.

- Khoai tây: Loại củ giàu tinh bột này là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tuyệt vời. Chúng chủ yếu chứa vitamin C, kali và magiê. Thường xuyên ăn khoai tây cũng giúp làm dịu cơn đau dạ dày.

- Cà rốt: cà rốt chứa một lượng lớn beta-carotenes. Những chất này bảo vệ cơ thể chống lại sự lão hóa sớm. Cà rốt cũng được khuyến khích sử dụng để làm giảm chứng ợ nóng.

Thực phẩm nào tốt cho người mắc chứng ợ nóng? - Ảnh 6.

- Bí đỏ: bí đỏ cũng làm giảm chứng ợ nóng thường xuyên.

- Chuối: Lý tưởng để bổ sung kali, chuối cũng là một đồng minh chống lại chứng ợ nóng. Bạn có thể ăn 1 quả chuối sau bữa ăn để ngăn trào ngược axit.

- Hạnh nhân: Trong bữa ăn nhẹ, bạn có thể nhấm nháp hạt hạnh nhân sẽ rất dễ chịu. Chúng bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi chứng ợ nóng.

photo-1636621357862

- Rong biển: Tảo biển là loại thực phẩm nhiều tác dụng tốt với sức khoẻ. Với đường tiêu hoá, rong biển có tác dụng làm dịu cơn đau ở dạ dày.

7. Các loại thực phẩm nên kiêng khi mắc chứng ợ nóng

- Socola: Những miếng socola ngon miệng đôi khi có thể khiến dạ dày và thực quản của chúng ta bị tổn thương. Chất methylxanthines có trong socola sẽ làm suy yếu sức căng khi nghỉ ngơi của cơ vòng thực quản. Do đó gây ra trào ngược dạ dày.

- Cà phê: Ở liều lượng cao, cà phê có tác động tiêu cực đến sức khỏe của chúng ta, đặc biệt với bệnh đái tháo đường, tim mạch và chứng lo âu. Nó cũng là nguyên nhân gây ra chứng ợ nóng vì nó tác động mạnh lên màng nhầy và làm giãn cơ vòng thực quản. Ở văn phòng hoặc ở nhà, tránh uống quá nhiều cà phê để bảo vệ dạ dày của bạn.

photo-1636621358849

- Sữa: Đồng minh của bữa sáng hóa ra lại trở thành kẻ thù đối với những người bị đau dạ dày. Một số lời khuyên nói rằng sữa làm giảm chứng ợ chua ngay , nhưng nó sẽ thúc đẩy quá trình tiết dịch vị và do đó làm tăng nguy cơ trào ngược axit.

- Pho mát: Những người có vấn đề về tiêu hóa nên hạn chế các loại phomát. Do quá trình lên men, các loại pho mát có thể góp phần gây ra chứng ợ nóng.

photo-1636621360239

- Cam: Cam cũng không được khuyến khích đối với chứng ợ nóng. Do có tính axit nên những loại quả này gây kích ứng niêm mạc hoặc bỏng vùng thượng vị.

photo-1636621362297

- Giấm: Tránh thừa giấm trong món salad của bạn nếu bạn thường xuyên bị chứng ợ nóng. Độ chua của gia vị này làm suy yếu dạ dày và thực quản.

photo-1636621363649

- Gia vị cay: Nếu bạn dễ bị ợ chua, việc sử dụng các loại gia vị cay nóng như quế, ớt, cà ri,... không được khuyến khích. Tác dụng cay của món ăn làm tăng nồng độ axit đã có trong dạ dày và làm viêm thành thực quản.

- Nước ngọt có ga: Các loại soda hoặc nước ngọt có ga là loại đồ uống rất hấp dẫn. Tuy nhiên chúng rất không tốt cho dạ dày vì làm tăng nguy cơ đầy hơi, thậm chí cũng cũng gây nguy hiểm cho cơ vòng thực quản và gây trào ngược dạ dày.

11 mẹo xoa dịu chứng ợ nóng sau khi ăn11 mẹo xoa dịu chứng ợ nóng sau khi ăn

SKĐS - Rất nhiều người thường xuyên bị ợ chua, nóng rát vùng thượng vị sau khi ăn gây khó chịu. Có nhiều bước làm dịu dạ dày, giảm thiểu chứng ợ nóng mà bạn có thể thử trước khi đi khám.

Xem thêm video đang được quan tâm

Ăn nhiều đồ ngọt ảnh hưởng thế nào đến làn da của bạn?


Thiên Châu
(Theo Femmeactuelle, Medicalnewstoday, Healthline)
Ý kiến của bạn