Người mắc bệnh tim mạch uống rượu, bia dịp Tết Nguyên đán gặp phải nguy cơ gì?

02-02-2022 13:30 | Bệnh người cao tuổi

SKĐS- Người mắc bệnh tim mạch nếu uống rượu liên tục nhiều lần trong ngày nhất là trong những ngày Tết, nguy cơ hình thành cơn đau tim và đột quỵ là rất cao.

Uống rượu là thói quen rất lâu đời của con người từ thời cổ đại, cách đây hơn 2000 năm người ta đã biết uống rượu và dùng rượu. Rượu còn là một nét văn hóa, là niềm tự hào, là đặc sản của từng địa phương, ví dụ, rượu Sâm banh của Pháp, rượu Vodka của Nga, rượu Đế, rượu Cần của Việt Nam...

Rượu khác nhau sẽ có nồng độ cồn khác nhau và tùy thuộc vào nồng độ cồn có trong rượu, người ta phân thành ba loại, đó là rượu chưng cất, rượu vang và bia. 

Mặc dù rượu, bia đóng một trò thiết yếu trong tương tác xã hội nhưng nó cũng được biết đến với những tác động tiêu cực. Bởi vì, rượu, bia là thức uống có cồn thường được nhiều người ưa chuộng để làm tăng hưng phấn nhất là trong các buổi ăn uống liên hoan nhân dịp cuối năm, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán. Mặc dù vậy, rượu bia vẫn được khuyến cáo là không tốt cho sức khoẻ nếu lạm dụng...

Người cao tuổi mắc bệnh tim nên kiêng rượu, bia dịp Tết nguyên đán  - Ảnh 2.

Uống nhiều rượu có hại cho sức khỏe

Tác hại khi lạm dụng rượu, bia 

Đầu tiên, chất cồn trong rượu, bia có tác dụng kích thích làm cho cơ thể hưng phấn, nếu uống quá nhiều, trước tiên sẽ dẫn đến rối loạn tâm thần như kích động, bạo lực, sau đó sẽ ức chế não làm giảm nhịp thở, nhịp tim, giảm khả năng cử động chính xác, giảm tập trung chú ý, suy nghĩ kém nhanh nhạy, nhìn mọi vật đều mờ ảo, thậm chí song thị (nhìn một hóa hai)… 

Đối với xã hội, mỗi năm còn gây ra hàng nghìn vụ bị tai nạn giao thông có liên quan đến rượu, bia. Về kinh tế, do lạm dụng rượu, bia sẽ tiêu tốn hơn 180 tỉ đô la mỗi năm. 

Với phụ nữ mang thai nếu uống rượu, bia có thể gây những phản ứng bất lợi cho bào thai như nhiễm độc bào thai, chậm phát triển tâm thần và có vấn đề về hành vi, nếu nặng có thể dẫn đến thai nhi bị dị tật… 

Đối với một số người bị bệnh viêm loét dạ dày - hành tá tràng sẽ làm tăng axit dạ dày do trong rượu, bia có chứa nhiều CO2, khi vào cơ thể sẽ làm tăng axit dạ dày, gây đau thắt bụng do vết viêm, loét kịch phát, thậm chí còn gây xuất huyết hoặc thủng dạ dày. 

Với người mắc bệnh gout, do trong bia có nguyên liệu chính là lúa mạch, chứa can xi, axit oxalic và nucleotide purine làm tăng đáng kể lượng axit uric trong nước tiểu. Vì thế, bia có thể dẫn đến nguy cơ gây bệnh gút nếu lạm dụng. 

Bia, rượu có thể gây béo phì, bởi vì, bia chứa rất nhiều calo, uống bia trong một thời gian dài có thể khiến cơ thể tích tụ mỡ và xuất hiện "bụng bia", dẫn đến béo phì dễ mắc các bệnh về huyết áp và tim mạch. 

Tương tự như béo phì, uống bia sẽ làm tăng gan nhiễm mỡ, dễ dẫn đến xơ gan... 

Ngoài ra, rượu, bia có thể gây bệnh về mắt và võng mạc mắt, bởi vì, lượng methanol có trong rượu, bia có tác dụng phụ gây hại đến võng mạc, trực tiếp cản trở võng mạc sản sinh sắc tố thị giác, dẫn đến khả năng thích ứng với ánh sáng của mắt bị giảm, vì vậy, nếu dùng rượu bia lâu dài (nghiện) có thể gây ra mù lòa.

3. Tác hại của rượu, bia đối với hệ tim mạch như thế nào?

Người cao tuổi mắc bệnh tim nên kiêng rượu, bia dịp Tết nguyên đán  - Ảnh 2.

Uống rượu bia nhiều dễ gây nên các cơn đau tim đột quỵ.

Trước hết, uống rượu bia gây ảnh hưởng gì đến tim mạch, đặc biệt người đang mang trong mình bệnh tim mạch, tăng huyết áp (THA), thường gặp nhất là người cao tuổi (NCT). Bởi vì, NCT sức đề kháng suy giảm cho nên rất dễ mắc nhiều bệnh, trong khi đó một số NCT thường thích uống rượu, nhất là "rượu thuốc" (rượu có ngâm với các vị thuốc dân tộc hoặc rắn hổ mang, sừng tê giác). Vì vậy, NCT nghiện rượu, bia khó tránh khỏi sự ảnh hưởng bởi rượu đến hệ tim mạch, THA và nhiều bệnh khác thường gặp ở NCT. 

Tại thời điểm uống vào, rượu có thể gây tăng nhịp tim và THA tạm thời, nếu người đang mắc bệnh THA thì huyết áp tăng đột biến gây cơn THA kịch phát có thể gây đột quỵ rất nguy hiếm cho tính mạng. 

Nếu uống liên tục nhiều lần trong ngày nhất là trong những ngày Tết, nguy cơ hình thành cơn đau tim do rượu và đột quỵ não (tai biến mạch máu não) hoặc đột quỵ tim (do nhồi máu cơ tim) trên NCT bị bệnh tim và xơ vữa động mạch (động mạch vành nuôi tim và động mạch nuôi não). 

Vì vậy, những người đang mắc các bệnh về tim mạch, THA khi bị mắc bệnh về tim mạch, đặc biệt là NCT, cần lưu ý kiêng rượu, bia nhất là dịp Tết Nguyên đán sắp đến gần.

Gan nhiễm mỡ không do rượu, hy vọng về một loại thuốc mới ưu việt hơnGan nhiễm mỡ không do rượu, hy vọng về một loại thuốc mới ưu việt hơn

SKĐS - Các nhà khoa học mới tìm thấy một loại thuốc, có tên gọi lanifibranor, hiệu quả trong điều trị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

Khi tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19 cần lưu ý điều gì



TS.BS Bùi Khắc Hậu
Ý kiến của bạn