Hà Nội

Người mắc bệnh tiểu đường có nên kiêng trái cây ngọt?

18-04-2017 14:30 | Thông tin dược học
google news

SKĐS - Trái cây có chứa chất xơ và nhiều vitamin tốt cho sức khỏe, nhưng nhiều người lo ngại lượng đường cao trong hoa quả không tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Oxford đã chỉ ra rằng hoa quả không làm tăng lượng đường trong máu, vì đường glucose và fructose trong trái cây được chuyển hóa không giống với đường tinh chế có trong bánh và thực phẩm qua chế biến.

tiểu đường

Nghiên cứu tiến hành trên gần 500.000 người tại Trung Quốc trong vòng 7 năm cho thấy những người thường xuyên ăn hoa quả có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn 12% so với những người không bao giờ hoặc hiếm khi ăn hoa quả.

Nên chọn trái cây như táo, cam, lê và những quả mọng nước vì chúng tăng đường trong máu dần dần so với là chuối, nho, và trái cây nhiệt đới.

“Kết quả cũng gợi ý rằng việc thường xuyên ăn hoa quả tươi có lợi trong việc phòng ngừa tiên phát và thứ phát bệnh tiểu đường"- Tiến sĩ Huaidong Du, Đại học Oxford cho biết.

Theo Tiến sĩ Emily Burns của tổ chức Diabetes UK, “Đường có trong hoa quả khác với đường tinh chế mà chúng ta nên tránh. Một chế độ ăn khỏe mạnh, bao gồm nhiều trái cây và rau xanh sẽ rất có lợi cho sức khỏe nói chung và phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2".

bệnh tiểu đường

Tiểu đường tuýp 2 có liên quan đến chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt, khác với tiểu đường tuýp 1, khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào sản xuất insulin.

Những nghiên cứu trước đây cho rằng trái cây có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường vì lo ngại nước ép trái cây khiến đường được giải phòng vào máu nhanh hơn. Do vậy, Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Anh khuyên chúng ta chỉ nên uống tối đa 150ml nước trái cây mỗi ngày.

Một báo cáo trên tạp chí PLOS Medicine kết luận: “Đường tự nhiên có trong trái cây chuyển hóa không giống với đường tinh luyện". Có một sự “hiểu lầm phổ biến” về tầm quan trọng của việc ăn trái cây đối với bệnh nhân tiểu đường".


Phạm Hải
Ý kiến của bạn