Người mắc bệnh hô hấp mạn tính có nguy cơ mắc COVID- 19 cao hơn?

03-12-2020 13:57 | Y học 360
google news

SKĐS - Những người mắc bệnh phổi mạn tính được coi là có nguy cơ cao mắc COVID-19. Bao gồm các bệnh lý hô hấp: Hen phế quản (hen suyễn), giãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), xơ phổi và các bệnh phổi kẽ khác.

Chức năng phổi giảm theo tuổi tác, vì vậy khả năng thông khí kém hiệu quả, nếu có thêm tình trạng viêm phổi tiến triển thì tình trạng suy hô hấp dễ phát triển. (Ảnh minh họa)

Nguy cơ có thể thay đổi tùy theo loại bệnh hô hấp: Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và bệnh phổi kẽ với đặc trưng là tình trạng xơ hóa và mất tính đàn hồi của phổi, sẽ làm giảm khả năng tự thở của người bệnh nếu mắc COVID-19; Hen phế quản không gây ra xơ hóa, nhưng nhiễm COVID-19 có thể gây ra một cuộc tấn công nghiêm trọng và có khả năng đe dọa đến tính mạng, đặc biệt ở những người kiểm soát hen phế quản kém; Giãn phế quản gây ứ chất nhầy dư thừa. Nếu viêm phổi phát triển do COVID-19, sự tắc nghẽn đường thở có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Vì có nguy cơ cao và có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm nên những người mắc các bệnh hô hấp mạn tính cần hết sức cẩn trọng để tránh nhiễm COVID-19.

PGS.TS Phan Thu Phương – Giám đốc Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ về những nhóm người mắc các bệnh mạn tính cần đề phòng với COVID-19

Phòng dịch COVID-19 tấn công người mắc các bệnh phổi mạn tính

Hiện nay ở nước ta, khả năng kiểm soát người nhiễm bệnh tương đối nhanh và hiệu quả nên số lượng người mắc còn chưa cao, năng lực đáp ứng về cơ sở y tế vẫn trong tầm kiểm soát. Nhưng kể cả khi nhà nước đã có những chỉ đạo sát sao, kỹ lưỡng chuẩn bị cho những kịch bản xấu nhất thì việc chủ động phòng tránh vẫn vô cùng cần thiết.

Theo các chuyên gia, SARS-Cov 2 phát tán từ người bệnh ra môi trường khi ho, hắt hơi. Đặc biệt, thời tiết lạnh các loại vi rút thường tồn tại lâu hơn ngoài môi trường, tạo điều kiện cho bệnh lây lan nhanh hơn nếu không có các biện pháp phòng tránh hiệu quả. Vậy phòng tránh mắc COVID-19 cho người mắc các bệnh phổi mạn tính như thế nào?

Những điều kiện như môi trường, thời tiết nhiệt độ không thể thay đổi được thì các biện pháp phòng lây nhiễm cá nhân là lựa chọn tốt nhất tại thời điểm hiện nay. Một số lưu ý để tránh nhiễm COVID-19 ở những người bệnh hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính, xơ phổi, phổi kẽ… bao gồm:

- Rửa tay thường xuyên

- Gập khủy tay hoặc dùng khăn giấy che miệng và mũi khi ho hay hắt hơi chứ không dùng tay che miệng.

- Tránh chạm tay vào mắt, mũi miệng

- Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh

- Làm sạch và khử trùng những vật và bề mặt hay được chạm vào.

- Tạo môi trường sống trong nhà và môi trường làm việc được thông thoáng, ấm áp, sạch sẽ, tránh ẩm thấp, lưu cữu không khí, tránh đồ đạc bị ẩm mốc dễ gây bệnh.

- Hạn chế đi lễ hội hay đến những nơi đông người

- Cung cấp đủ dinh dưỡng, nước cho cơ thể

- Chủ động kiểm soát các bệnh phổi mạn tính đang gặp phải: Tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ, tái khám theo lịch và có kế hoạch hành động để kiểm soát bệnh.

Truy cập website http://www.benhhen.vn/ để biết thêm thông tin về phòng và điều trị các bệnh phổi mạn tính hoặc gọi tới tổng đài 1800 5454 35 để được các bác sĩ tư vấn và theo dõi điều trị.

Xem đầy đủ tư vấn “Lời khuyên cho người bệnh hô hấp” từ 2 chuyên gia PGS.TS Phan Thu Phương – Giám đốc Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai; TS.BS Trần Thái Hà – Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Nguyên trưởng khoa Châm cứu dưỡng sinh, Nguyên trưởng khoa Lão – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương tại:

Xem thêm thông tin về thuốc y học cổ truyền điều trị dự phòng hiệu quả các bệnh hô hấp:

Thuốc hen P/H

Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản

Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát.

Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho người bệnh tiểu đường.

Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội).

Liên hệ 1800 545435.

Thông tin tại website hoặc https://www.facebook.com/benhhenphequan/

Sản phẩm này là thuốc điều trị đã được Bộ Y tế cấp phép.

GPQC số: 63/2018/XNTT-QLD

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng


Ý kiến của bạn