Hà Nội

Người Kurd đòi độc lập: “Cơn địa chấn mới” sẽ làm rung chuyển Trung Đông?

26-09-2017 11:16 | Quốc tế
google news

SKĐS - Cuộc trưng cầu ý dân về nền độc lập của cộng đồng người Kurrd tại Iraq đã diễn ra hôm 25/9 bất chấp sự phản đối và những cảnh báo của các quốc gia trong khu vực. Cuộc trưng cầu này được cho sẽ khởi phát cho tư tưởng ly khai trỗi dậy trong cộng đồng người Kurd tại Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria. Nếu không cẩn thận, cuộc trưng cầu ý dân này sẽ trở thành điểm khởi đầu cho một cuộc khủng hoảng mới tại Trung Đông.

Diễn ra ở 3 tỉnh Sulaimaniyah, Dohuk và Arbil, cũng như ở các khu vực giáp biên giới có tranh chấp của người Kurd, cuộc trưng cầu ý dân của người Kurd đã thu hút sự chú ý đặc biệt của cộng đồng quốc tế. Ủy ban Bầu cử người Kurd đã thông báo rằng tỷ lệ tham gia đạt 75 %. An ninh ở các khu vực trên được tăng cường và một lệnh giới nghiêm đã được áp dụng. Dự kiến, kết quả kiểm phiếu cuối cùng sẽ được thông báo trong vòng 72 giờ.

Giới quan sát cho rằng khả năng cuộc trưng cầu ý dân tại ba tỉnh phía bắc Iraq nói trên đạt kết quả mong đợi với việc đảm bảo đủ số phiếu ủng hộ vấn đề ly khai. Cụ thể, người Kurd đòi được trao quyền “tự trị” hoàn toàn ở các vùng lãnh thổ giành được từ cuộc chiến chống các tay súng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và sự phân chia công bằng trong các nguồn tài nguyên giàu dầu mỏ, điều mà từ lâu nay cộng đồng người Arập, Turmenistan và Chính phủ Baghdad kịch liệt phản đối. Ngoài ra, cộng đồng người Kurd mong muốn thoát khỏi quyền cai trị của chính quyền Baghdad và xây dựng một nhà nước độc lập. Trong một tuyên bố mới đây, thủ lĩnh đảng dân chủ người Kurd ở Iraq (KDP), Massud Barzani khẳng định, cuộc trưng cầu ý dân lần này không phải là để xác định lại các đường biên giới hay tạo nên một sự đã rồi. Người Kurd muốn một cuộc đối thoại với chính quyền tại Baghdad nhằm giải quyết các vấn đề, và cuộc đối thoại này có thể kéo dài một đến hai năm.

Người Kurd trưng cầu ý dân đòi độc lập có thể khơi lên xung đột mới ở Trung Đông.

Kích động chủ nghĩa ly khai?

Đáng chú ý, không chỉ riêng Thổ Nhĩ Kỳ mà cả chính quyền Iran, Syria cũng vào cuộc, ráo riết ngăn cản cuộc trưng cầu ý dân của cộng đồng người Cuốc.

Câu hỏi đặt ra là: vì sao gần như tất cả các nước Trung Đông, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ lại nỗ lực ngăn cản cuộc trưng cầu ý dân đòi độc lập của người Kurd ở Iraq như vậy?

Giới phân tích cho rằng nguyên nhân lớn nhất, đó là việc các nước Trng Đông   lo ngại cuộc trưng cầu ý dân ngày 25/9 có thể thúc đẩy xây dựng một nhà nước độc lập của người Kurd cũng như làm bùng phát hiệu ứng “domino” đòi ly khai trong khu vực và quốc tế, khi ngày 1/10 tới xứ Catalonia (Tây Ban Nha) cũng sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân đòi độc lập tương tự. Điều đó có nghĩa là nhiều nước Trung Đông sẽ “chia lại” một phần lãnh thổ cho người Kurd. Đây là viến cảnh mà gần như tất cả các nước Trung Đông đều không mong muốn.

Trở lại lịch sử, theo nhiều tài liệu, với khoảng 35 triệu người cộng đồng người Cuốc sống rải rác ở khắp Trung Đông, trong đó tập trung chủ yếu ở 4 quốc gia là Iraq, Iran, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Cách đây nhiều thế kỷ,  người Kurd đã xây dựng một chính quyền tự trị trước khi bị đế quốc Ottoman và Ba Tư lật đổ. Ngay từ năm 1695, người Kurd đã nuôi tham vọng thành lập một quốc gia độc lập có chủ quyền riêng. Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ thất bại trong thế chiến thứ nhất và đế quốc Ottomansụp đổ, theo Hiệp ước Sèvres,Pháp- 1920 mong muốn của người Kurd được thành lập một quốc gia riêng, tồn tại độc lập ở Trung Đông như các quốc gia khác đã được thừa nhận. Tuy nhiên, hiệp ước này đã không được thực hiện. Trong cuộc thương lượng tại Lausanne(Thụy Sĩ) vào năm 1923, các nước đã gạt bỏ mong muốn xây dựng một quốc gia riêng của người Kurd, khiến dân tộc này bị tổn thương và nuôi tham vọng thành lập một quốc gia độc lập như tổ tiên họ đã đặt ra.

Bản đồ khu vực người Kurd ở Iraq

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, với sự giúp đỡ của Liên Xô cũ, cộng đồng người Kurd ở Iran đã tuyên bố độc lập, nhưng quân đội Iran đã dập tắt tham vọng này bằng các cuộc đàn áp. Cho tới năm 2002, Thổ Nhĩ kỳ, nơi có cộng đồng người Kurd sinh sống lớn nhất, vẫn phớt lờ sự tồn tại của cộng đồng này. Đây là nguyên nhân khiến các phong trào đòi độ lập của người Kurd bùng phát tại Thổ Nhĩ Kỳ. Trong đó, sự trỗi dậy của đảng Phòng trào Công nhân người Kurd (PKK) trở thành một nhân tố bất ổn đe dọa an ninh của Ankara khi phong trào này tiến hành liên tiếp các vụ tấn công khủng bổ, đánh bom liều chết ở Thổ Nhĩ Kỳ nhiều thập kỷ qua. Đây cũng chính là lý do buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải “sốt sắng” ngăn cản việc hình thành một nhà nước độc lập của người Kurd bằng mọi giá.

Trở lại với cuộc trưng cầu ý dân của người Kurd ở Iraq ngày 25/9. Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Iran lo ngại sự kiện này có thể kích động chủ nghĩa ly khai ở khu vực khi cộng đồng người Kurd rải rắc ở khắp Trung Đông.

Trong trường hợp người Kurd ở Iraq “gật đầu” đồng ý việc tách ra khỏi Iraq, kịch bản tất cả các cộng đồng người Kurd ở Trung Đông chắc chắn sẽ tiến hành các cuộc trưng cầu ý dân tương tự đòi độc lập như vậy. Một lần nữa họ sẽ đệ trình đơn thỉnh cầu lên LHQ chấp thuận xây dựng một vương quốc riêng của người Kurd. Chưa tính tới khả năng LHQ có chấp thuận hay không, nhưng gần như kế hoạch này sẽ khơi mào bất ổn địa chính trị mới ở Trung Đông, khu vực vốn đã tồn tại quá nhiều mâu thuẫn và xung đột.

Trước thềm cuộc trưng cầu ý dân, mâu thuẫn và tranh cãi đã bùng phát khi Israel công khai lên tiếng ủng hộ mô hình “một nước Israel thứ 2 mới” của người Kurd ở khu vực. Trong khi đó, tất cả các quốc gia còn lại đều kịch liệt phản đối và ngăn cản. Vấn đề người Kurd ở Iraqtổ chức trưng cầu ý dân đòi độc lập đang nóng lên thời điểm này, khiến cộng đồng quốc tế dặc biệt quan tâm. Dư luận lo ngại những kịch bản xấu xảy ra, có thể đẩy Trung Đông lún sâu vào khủng hoảng và xung đột.


N.Minh
Ý kiến của bạn