Hà Nội

Người khuyết tật ở Mỹ có thể hưởng trợ cấp 1000-1500 USD/tháng

01-09-2018 22:33 | Quốc tế
google news

SKĐS - Theo Chủ tịch kiêm CEO Hội Người khuyết tật Hoa Kỳ Helena Berger, người khuyết tật ở Mỹ được hưởng trợ cấp 1000-1500 USD mỗi tháng nếu không có việc làm.

Clip Ngôn ngữ kỳ diệu của các bạn khiếm thính (Các bạn khiếm thính trò chuyện với nhau tại buổi thảo luận về "Quyền của người khuyết tật tại Hoa Kỳ - Tiến bộ và Thách thức" tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội)

Người khuyết tật có thể tự hào về bản thân mình

Theo bà Helena Berger, người khuyết tật (NKT) không có việc làm ở Mỹ có thể làm đơn hưởng phúc lợi BHYT, nằm trong khoảng 1000-1500 USD/tháng (ở Việt Nam chỉ dao động từ 15-20 USD/tháng). Với số trợ cấp này ở Mỹ, người ta cũng chỉ có thể đủ sống một cách vừa phải thôi, vì chi phí ở Mỹ cao. Nếu người khuyết tật đi làm, lương đủ cao thì Chính phủ Mỹ sẽ không cần phải hỗ trợ.

Tại Mỹ, tỷ lệ tốt nghiệp của học sinh khuyết tật ở cấp trung học khá cao. Từ 2016-2018, tỷ lệ tốt nghiệp là 65,5%, so với tỷ lệ 84% ở học sinh thường. Hiện tỷ lệ người khuyết tật học đại học, cao đẳng ở Mỹ là 11%, và mục tiêu của Mỹ là tăng tỷ lệ người khuyết tật học lên cao.

Người khuyết tật nên tự hào về bản thân mình

Người khuyết tật nên tự hào về bản thân mình


Luật Người khuyết tật Hoa Kỳ cấm mọi phân biệt đối xử với người khuyết tật và thúc đẩy sự hòa nhập của họ vào xã hội. Người khuyết tật không bị coi là khiếm khuyết, mà đây chính là nét tự nhiên mà người khuyết tật hoàn toàn có thể tự hào về bản thân mình.

Tại Mỹ, người khuyết tật có quyền bình đẳng tham gia bầu cử như mọi công dân khác. Thậm chí, nước Mỹ còn coi người khuyết tật là cử tri có tiềm năng lớn, tất nhiên là họ vẫn còn gặp khó khăn lúc kiểm phiếu.

Tạo cơ hội việc làm cho người khuyết tật

Bà Helena Berger cho biết, Luật Người khuyết tật Hoa Kỳ đề ra các mục tiêu: cơ hội bình đẳng, sống tự lập, tự chủ về mặt kinh tế. Ở Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp ở người khuyết tật là 8,5%, trong khi người không khuyết tật là 3,5%.

Bà Helena Berger, diễn giả tại buổi thảo luận về

Bà Helena Berger, diễn giả tại buổi thảo luận về "Quyền của người khuyết tật tại Hoa Kỳ - Tiến bộ và Thách thức" tại ĐSQ Hoa Kỳ ở Hà Nội

Nhiều doanh nghiệp nhận thấy người khuyết tật (NKT) là tiềm năng trong các phương pháp đổi mới sáng tạo, việc hòa nhập cho người khuyết tật là điều đúng đắn. Ở Mỹ, xe tự lái là một vấn đề giúp tăng cường khả năng tiếp cận, khả năng tự lập trong tương lai. “We will drive” là dự án thiết kế phương tiện đi lại thuận tiện cho NKT.

Một số khách mời tại buổi thảo luận về

Một số khách mời tại buổi thảo luận về "Quyền của người khuyết tật tại Hoa Kỳ - Tiến bộ và Thách thức" tại ĐSQ Hoa Kỳ ở Hà Nội

Bà Helena Berger, Chủ tịch kiêm CEO Hội Người khuyết tật Hoa Kỳ (AAPD) là diễn giả tại buổi thảo luận về "Quyền của người khuyết tật tại Hoa Kỳ - Tiến bộ và Thách thức" tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội. Bà Helena Berger hoạt động trong lĩnh vực quyền người khuyết tật trong 30 năm qua. Trong chuyến thăm Việt Nam, bà tới Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh thảo luận về quyền của người khuyết tật.

Clip Ngôn ngữ kỳ diệu của các bạn khiếm thính

Luật ở Mỹ cấm phân biệt đối xử với người khuyết tật (NKT). Nếu doanh nghiệp từ chối NKT, thì NKT có quyền khởi kiện lên Ủy ban Cơ hội Việc làm bình đẳng Hoa Kỳ. Khi nhận được đơn, cơ quan này sẽ đưa ra phán quyết. Và người khuyết tật có thể được bồi thường hoặc được nhận việc làm trở lại. Mặc dù ở Mỹ không đưa ra chỉ tiêu cứng buộc doanh nghiệp phải nhận bao nhiêu % lực lượng lao động là NKT, nhưng có văn bản dưới luật. Chẳng hạn như đối với gói thầu 1 triệu USD của chính phủ chẳng hạn, thì phải có 7% lực lượng lao động là NKT. Ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp sử dụng NKT theo thời gian tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho NKT.



Bích Vân
Ý kiến của bạn