Hà Nội

Người khiếm thị đầu tiên ở Việt Nam chinh phục một giải chạy

07-01-2022 10:44 | Văn hóa – Giải trí
google news

SKĐS - Anh Nguyễn Huy Việt là người khiếm thị đầu tiên của Việt Nam hoàn thành half marathon -một sự kiện chạy đường trường dài 21 km, năm 2018.

Mắc COVID-19, Á hậu Hoàng My không sợ hãiMắc COVID-19, Á hậu Hoàng My không sợ hãi

SKĐS - Á hậu Hoàng My sáng 6/1 chia sẻ, cô tự test nhanh COVID-19 tại nhà thì có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Người khiếm thị làm gì để hoàn thành một giải chạy?

Với người khiếm thị, tham gia các hoạt động thể thao là một điều vô cùng khó khăn bởi quá trình tập luyện cho đến thi đấu đều ở trong bóng tối. Nhưng anh Nguyễn Huy Việt, Chủ tịch Hội người mù huyện Hoài Đức (Hà Nội), đã trở thành người khiếm thị đầu tiên của Việt Nam hoàn thành half marathon tại một giải chạy chính thức ở Hạ Long Bay Marathon 2018.

Xoay quanh thành tích đáng nể ấy là những câu chuyện thú vị về một người khuyết tật có cuộc sống đầy màu sắc, tình yêu trọn vẹn được "bật mí" trong chương trình Trạm yêu thươngÁnh sáng nơi trái tim lúc 10 giờ ngày 8/1/2022 trên kênh VTV1.

Người khiếm thị đầu tiên của Việt Nam chinh phục một giải chạy thế nào? - Ảnh 2.

Anh Nguyễn Huy Việt (bên phải) là người khiếm thị đầu tiên của Việt Nam hoàn thành half marathon tại một giải chạy chính thức.

Câu chuyện của anh Nguyễn Huy Việt được mở ra với nhiều chi tiết thú vị về cuộc sống thường ngày của một người khiếm thị. Dịch bệnh COVID-19 ập đến khiến cơ sở kinh doanh của anh Việt phải đóng cửa. Công việc hàng ngày của anh xoay quanh việc dạy học cho con. Những câu chuyện về tình yêu của hai vợ chồng qua lời kể của bạn bè hay một buổi dạy con học ngoại ngữ của anh Việt được tái hiện chân thực và sâu sắc qua những phóng sự đan xen trong chương trình.

Anh Việt cho biết mình không phải khiếm thị bẩm sinh, anh bị mất thị lực từ năm 7 tuổi sau một tai nạn. "May mắn mình vừa kịp cảm nhận vẻ đẹp của những thứ xung quanh, đã kịp biết được sắc màu của cuộc sống. Mặc dù trong mắt bây giờ chỉ có một màu đen nhưng trong tưởng tượng của mình cảnh vật luôn đẹp và sống động, có khi còn đẹp hơn đời thực", nhân vật lạc quan chia sẻ.

Người khiếm thị đầu tiên của Việt Nam chinh phục một giải chạy thế nào? - Ảnh 3.

Đằng sau cặp kính màu đen kia là cả một thế giới đầy sắc màu qua cảm nhận của anh Việt. Chị Tịnh - vợ anh Việt là người giúp chồng tập chạy hàng ngày bằng cách buộc dây giây vào người.

Kể về hành trình chinh phục đường chạy half marathon Hạ Long (21km) anh Nguyễn Huy Việt cho biết đã dành hơn 2 tháng "mài giầy" trên đường. Mỗi ngày, anh và vợ tập chạy từ 5h sáng. Vợ anh đạp xe chậm phía trước kéo dây để chồng chạy theo. Cả hai tranh thủ khoảng 1 tiếng đồng hồ chạy khoảng 10km rồi 6 giờ sáng trở về nhà để cho con ăn và đưa con đi học.

Đan xen những phần trò chuyện chân thật xen lẫn chút hài hước dí dỏm là phần "bật mí" những tài lẻ của anh Nguyễn Huy Việt qua sự khai thác khéo léo của BTV Minh Hằng. Đáng chú ý, anh Việt còn thể hiện khả năng ca hát bằng chính ca khúc mà anh đã dùng để "cưa đổ" vợ thời còn trẻ.

Người khiếm thị đầu tiên của Việt Nam chinh phục một giải chạy thế nào? - Ảnh 4.

Là người khiếm thị nhưng anh Việt luôn lạc quan trong cuộc sống.

Phần thử tài "Cầm tay tìm vợ" của Trạm yêu thương có sự xuất hiện của một nhân vật bất ngờ với chính ê-kíp sản xuất sẽ đưa đến cho khán giả những điều thú vị về khả năng đặc biệt từ một người khiếm thị. Dù hoàn cảnh gia đình còn khó khăn nhưng nhân vật của Trạm yêu thương quyết định gửi phần quà cho một gia đình khác là bạn Vương Thị Phương sinh năm 1996 tại Hoài Đức, Hà Nội. Cả 2 vợ chồng đều khiếm thị, cơ sở kinh doanh bị đóng cửa do dịch bệnh COVID-19, có 2 em bé phải chăm và mẹ bị ung thư vú giai đoạn 2.

Người khiếm thị đầu tiên của Việt Nam chinh phục một giải chạy thế nào? - Ảnh 5.

Anh Việt và chị Tình tại chương trình Trạm yêu thương.

Nhiều câu chuyện khó tin và đáng ngưỡng mộ về người khiếm thị lần đầu tiên hoàn thành một giải chạy,"Trạm yêu thương – Ánh sáng nơi trái tim" hứa hẹn mang đến sự xúc động, cùng niềm tin vào sức mạnh của tình yêu, của sự vượt lên nghịch cảnh sẽ được truyền tải tới khán giả ngồi trước màn ảnh nhỏ ngày cuối tuần.

Những đứa trẻ sinh non và yêu thương tận cùng của cha mẹNhững đứa trẻ sinh non và yêu thương tận cùng của cha mẹ

SKĐS - Con sinh non chỉ nặng 480gam, 900gam và 1300gam nhưng những người làm cha, làm mẹ đã không nản chí buồn lòng. Yêu thương là một chỉ dấu của nét đẹp nhân văn trong mỗi con người.


Quỳnh Hoa
Ý kiến của bạn