Người Hà Nội tất bật cho mâm cỗ tiễn ông Công, ông Táo

25-01-2022 15:41 | Xã hội

SKĐS - Theo dân gian, ông Công được xem là vị thần cai quản đất đai, còn ông Táo là ba vị thần trông coi việc bếp núc trong gia đình. Hàng năm vào ngày 23 tháng Chạp các vị thần cùng cưỡi cá chép về Trời báo cáo lại những việc đã làm của gia đình trong suốt một năm.

Người Hà Nội tất bật cho mâm cỗ tiễn ông Công, ông Táo. Thực hiện: Tuấn Tuấn

Người Hà Nội tất bật cho mâm cỗ tiễn ông Công, ông Táo - Ảnh 2.

Người ta quan niệm một năm mở đầu bằng Tết Nguyên Đán và kết thúc bằng Tết ông Táo vào 23 tháng Chạp. Vì vậy, vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, các vị Táo Quân sẽ lên chầu Trời, báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công-tội, thưởng-phạt phân minh.

Người Hà Nội tất bật cho mâm cỗ tiễn ông Công, ông Táo - Ảnh 3.

Để được Táo Quân phù trợ, vào ngày này, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời rất long trọng.

Người Hà Nội tất bật cho mâm cỗ tiễn ông Công, ông Táo - Ảnh 4.

Với ước mong có một năm mới hạnh phúc hanh thông, vào ngày các vị thần về chầu Trời người dân thường làm lễ tiễn biệt.

Người Hà Nội tất bật cho mâm cỗ tiễn ông Công, ông Táo - Ảnh 5.

Đặc biệt, cá chép vàng được cho là phương tiện cho ông Công ông Táo cưỡi về trời.

Người Hà Nội tất bật cho mâm cỗ tiễn ông Công, ông Táo - Ảnh 6.

Ngoài ra, biểu tượng “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang đậm ý nghĩa linh thiêng,...

Người Hà Nội tất bật cho mâm cỗ tiễn ông Công, ông Táo - Ảnh 7.

... thể hiện tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục để đi tới thành công.

Người Hà Nội tất bật cho mâm cỗ tiễn ông Công, ông Táo - Ảnh 8.

Năm nay vì dịch bệnh vì thế người dân cũng hạn chế đi mua sắm để tiếp xúc chỗ đông người.

Người Hà Nội tất bật cho mâm cỗ tiễn ông Công, ông Táo - Ảnh 9.

Nghi lễ cúng ông Công, ông Táo không cần chuẩn bị quá rườm rà nhưng mỗi vùng miền cũng sẽ có những nghi thức khác và lễ vật khác nhau. Thông thường, theo tục lệ cúng ông Táo, bên cạnh nhang đèn, giấy tiền, hoa tươi, mâm ngũ quả, mâm lễ mặn thì không thể thiếu những bộ mũ áo cho ông Công, ông Táo.

Người Hà Nội tất bật cho mâm cỗ tiễn ông Công, ông Táo - Ảnh 10.

Đặc biệt, trong mâm lễ cúng ông Công, ông Táo không thể thiếu một thứ, đó là cá chép vàng. Bởi theo truyền thuyết, vào ngày 23 tháng Chạp, ông Công, ông Táo sẽ cưỡi cá chép hóa rồng lên thiên đình nên người dân thường chuẩn bị một đôi hoặc 3 con cá chép sống, thả trong chậu nước, cúng cùng các đồ lễ khác.

Người Hà Nội tất bật cho mâm cỗ tiễn ông Công, ông Táo - Ảnh 11.

"23 tháng chạp là Tết Ông Công Ông Táo, theo dân gian thì hôm nay Ông Công Ông Táo về thiên đình báo cáo chuyện năm qua. Nhà nào cũng làm cơm tiễn các ông lên đường. Cơm cúng thì luôn có gà, chả nem, tôm hấp, xôi gấc, chim câu hầm nấm hương hạt sen, bát miến, và rau xanh. Không thể thiếu cành đào sớm và hoa tươi. Bây giờ thì cũng giản tiện đi nhiều, tôi chỉ phụ con dâu làm cơm còn lên món là do cháu tự liệu sức làm… Đây là truyền thống đấy! Con cháu biết chăm chút cho mâm cơm cúng ông bà, Táo quân thì người già như tôi cũng vui", bà Hoàng Thị Đễ (Dịch Vọng, Cầu Giấy) cho biết.

Người Hà Nội tất bật cho mâm cỗ tiễn ông Công, ông Táo - Ảnh 12.

Sau khi cúng xong sẽ đem thả ở sông, ao, hồ, nghĩa là "phóng sinh" để đưa ông Táo về trời.

Người Hà Nội tất bật cho mâm cỗ tiễn ông Công, ông Táo - Ảnh 13.

Phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công, ông Táo không chỉ là một nét đẹp văn hóa mà còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam.

Người Hà Nội tất bật cho mâm cỗ tiễn ông Công, ông Táo - Ảnh 14.

Thời điểm thích hợp nhất để làm lễ tiễn đưa là vào tối 22 hoặc sáng 23 tháng Chạp.

Tuấn Anh
Ý kiến của bạn