Hà Nội

Người giữ gìn nghề thuốc nam của dân tộc Nùng

24-09-2023 15:33 | Y học cổ truyền
google news

SKĐS - Sinh ra trên mảnh đất xứ Lạng nhưng lương y Đỗ Đồng Néc lại trở thành người giữ gìn những cây thuốc nam trên mảnh đất bazan Đắk Nông. Những bài thuốc quý của dân tộc Nùng đã được ông Néc dùng để cứu chữa cho bà con dân tộc nơi đây.

Tới thôn Cao Lạng, xã Đắk Drông, huyện Cư Jút (Đắk Nông), không ai là không biết lương y Đỗ Đồng Néc (người dân tộc Nùng). Ông được người dân biết đến và yêu mến bởi có nhiều bài thuốc nam gia truyền chữa bệnh hiệu quả. Hơn nữa, trong khu vườn dược liệu của gia đình, ông còn trồng trên 50 loài cây dược liệu quý để luôn sẵn thuốc khi người bệnh cần.

Lương y Đỗ Đồng Néc sinh ra tại tỉnh Lạng Sơn – một vùng đất có nhiều danh y tài giỏi và nhiều bài thuốc quý đã được lưu truyền hàng nghìn đời nay. 

Ngay từ nhỏ, ông Néc đã có niềm đam mê với những cây dược liệu. Ông theo cha vào rừng tìm các cây thuốc quý, dần dần trong đầu ông có cả một kho dữ liệu về các loại dược liệu. Lớn lên, ông Néc ấp ủ ước mơ muốn theo bước cha ông dùng những cây dược liệu chữa bệnh cứu người cho bà con trong vùng.

Người giữ gìn nghề thuốc nam của dân tộc Nùng - Ảnh 1.

Ông Néc bên vườn cây thuốc nam với hơn 50 loài dược liệu.

Bên cạnh việc sử dụng nguồn dược liệu tự nhiên sẵn có ở quê hương Lạng Sơn, ông Néc còn tìm tòi và nghiên cứu việc phát triển dược liệu trên cùng đất Đắk Nông. Những loài dược liệu quý, khó tìm và có nguy cơ tuyệt chủng được ông đem về trồng trong khuôn viên vườn của gia đình.

Trên diện tích gần 5 sào tại khu vườn của gia đình, lương y Néc đã sưu tầm trồng được trên 50 loài dược liệu. Trong đó đặc biệt phải kể đến những loại dược liệu như bình vôi, kim vàng, vàng đắng, huyết dụ, an xoa, xạ đen

Từ những loại dược liệu, lương y Néc tiếp tục nghiên cứu những bài thuốc chữa bệnh dựa trên các kiến thức đã học từ ông cha. Đó là những bài thuốc quý của dân tộc Nùng nơi ông sinh ra. Những bài thuốc gia truyền chữa các bệnh xương khớp, dạ dày, gan, cột sống, u bướu… phần lớn được sử dụng từ các loại dược liệu gửi từ Lạng Sơn và Đắk Nông.

Người giữ gìn nghề thuốc nam của dân tộc Nùng - Ảnh 2.

Lương y Néc đảm nhận hết các công đoạn từ trồng, chăm sóc, thu hoạch, phơi, sấy đến bảo quản, phân loại, chữa bệnh...

Qua thực tế khám chữa bệnh, việc sử dụng các dược liệu cũng như các bài thuốc nam để chữa bệnh mang nhiều ưu điểm như lành tính, tiết kiệm chi phí và nguồn dược liệu sẵn có. Việc phát triển nguồn dược liệu trong vườn thuốc của lương y Đỗ Đồng Néc không chỉ phục vụ cho công tác chữa trị cho bệnh nhân mà còn giúp tuyên truyền, giới thiệu cho đồng bào dân tộc nơi đây nhận biết và cách sử dụng một số loại cây thuốc thông dụng trong bảo vệ sức khỏe.

Bác sĩ Trương Văn Minh, Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Đắk Nông cho biết: Thực tế cho thấy, việc sử dụng các bài thuốc nam để chữa các bệnh thông thường có rất nhiều ưu điểm như lành tính, ít tốn kém về kinh tế cũng như tránh được hiện tượng "nhờn thuốc", "kháng thuốc".

Lương y Đỗ Đồng Néc đã chủ động xây dựng, duy trì vườn thuốc nam vừa phục vụ công tác chữa trị bệnh nhân, vừa giới thiệu, tuyên truyền cho người dân nhận biết, sử dụng và bảo tồn một số loại cây thuốc thông dụng là một việc làm hết sức cần thiết và mang ý nghĩa lớn với Hội Đông y tỉnh Đắk Nông.

Phát triển dược liệu, thuốc cổ truyền từ dược liệu ở Thanh Hóa có nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quảPhát triển dược liệu, thuốc cổ truyền từ dược liệu ở Thanh Hóa có nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả

SKĐS - Tỉnh Thanh Hóa có gần 1.000 loài cây dược liệu, với diện tích khoảng 5.000 ha. Để phát triển dược liệu, thuốc cổ truyền từ dược liệu, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả trong việc chăm sóc, điều trị cho người bệnh và xóa đói giảm nghèo.


PV
Ý kiến của bạn