Theo Tiến sĩ Dora, Viện Tim châu Á, Mumbai, bất cứ ai cũng có thể bị đau tim. Tình trạng này không chỉ phụ thuộc vào cholesterol và tỷ trọng cơ thể mà còn liên quan tới nhiều yếu tố nguy cơ.
Mặc dù không còn nghi ngờ rằng chỉ số lipid cao, đặc biệt là cholesterol cao là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim nhưng có một số yếu tố khác cũng có thể khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh. Trong số đó, các yếu tố nguy cơ phổ biến bao gồm các tình trạng như tiểu đường, huyết áp cao. Bên cạnh đó, nếu bạn là một người hút thuốc hoặc tiền sử trong gia đình có người bị bệnh tức là có bố mẹ, anh chị em bị đau tim hoặc bệnh tim, nguy cơ đau tim của bạn tăng lên đáng kể. Ngoài ra, nguy cơ đau tim tăng theo độ tuổi. Vì thế, tuy bạn không bị béo phì, bạn gầy nhưng điều đó không có nghĩa bạn tránh được bệnh tim khi bạn có những yếu tố nguy cơ như tiểu đường, huyết áp cao, hút thuốc, tuổi tác, yếu tố di truyền hoặc cholesterol.
Nếu bạn không có bất cứ yếu tố nguy cơ có thể thay đổi hoặc không thể thay đổi như bị bệnh động mạch vành nhưng lại có cholesterol cao thì bạn vẫn có nguy cơ bị đau tim. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa chỉ cholesterol cao mới có thể dẫn tới đau tim nhưng nguy cơ này là cao. Điều này là vì, cholesterol dư thừa tích tụ trong động mạch có thể dẫn tới tắc nghẽn động mạch, do vậy dẫn tới đau tim. Và nguy cơ là khác nhau ở từng người và do các yếu tố nguy cơ khác.
Ví dụ, nếu 100 bệnh nhân có cholesterol cao được xem xét thì trong số đó 15 bệnh nhân có thể có nguy cơ đau tim. Tuy nhiên, vì 15% không phải là con số nhỏ, nên cần tư vấn bác sĩ và kiểm tra thường xuyên .
Bên cạnh đó, bạn nên thực hiện một vài thay đổi nhỏ trong chế độ ăn như tránh xa những thực phẩm chứa nhiều cholesterol như thịt đỏ, pho mai, thực phẩm khô, kem, tôm hùm, bơ thực vật. Ngoài ra, tập thể dục hàng ngày hoặc ít nhất 5 lần/tuần để giảm nguy cơ này. Bạn nên ăn những thực phẩm giúp hạ cholesterol như tỏi, các loại hạt, hạt lanh, hành tây và yến mạch. Ngoài ra, cần duy trì một lượng calo vừa đủ.