ECG lắng nghe lời "cảnh báo" từ trái tim
Chiếm tới 33% tổng số bệnh nhân tử vong, bệnh tim mạch đang ngày càng gia tăng và trở thành nguyên nhân gây chết người hàng đầu ở Việt Nam. Mỗi năm, có khoảng 200.000 người mất do bệnh tim mạch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chủ quan với các dấu hiệu "cảnh báo" từ trái tim.
Trong các bệnh tim mạch, rối loạn nhịp tim là nguyên nhân phổ biến của rất nhiều trường hợp đột tử hiện nay. Dạng rối loạn nhịp tim phổ biến nhất là rung tâm nhĩ (AFib), chịu trách nhiệm cho 15% tổng số ca đột quỵ trên toàn cầu và lên tới 25% tổng số trường hợp đột quỵ não tại Việt Nam.
Khi bị AFib, các cơ nhĩ sẽ liên tục hoạt động ở trạng thái "rung", chứ không co bóp nhịp nhàng. Việc bơm máu ra khỏi tim kém hiệu quả, có thể gây tụt huyết áp đột ngột, ảnh hưởng tính mạng. Máu bị ứ trệ trong buồng nhĩ, còn có thể tạo thành cục máu đông, đi đến động mạch não làm tắc nghẽn và gây ra đột quỵ.
Năm 2020, Viện Tim mạch Quốc gia ước tính, rung nhĩ làm tăng đến: 5 lần nguy cơ đột quỵ, 3 lần nguy cơ suy tim, 3 lần nguy cơ tử vong. Về lâu dài, bệnh dẫn đến biến chứng huyết áp, tiểu đường và các bệnh thận mãn tính, van tim, suy tim, động mạch vành, bệnh mạch máu, phổi tắc nghẽn mãn tính, ngưng thở khi ngủ…
Khi bị AFib, trái tim sẽ phát ra tín hiệu "cảnh báo". Theo PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh, Nguyên Chủ nhiệm cán bộ Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, đó là: hồi hộp, chóng mặt, đánh trống ngực, khó thở và mệt mỏi. Tuy nhiên, vẫn có tới 30% các đợt AFib không gây ra triệu chứng nào cả.

ECG có thể thực hiện trên thiết bị chuyên dụng hoặc thiết bị hỗ trợ Garmin Venu 2 Plus.
Để chẩn đoán AFib, các bác sĩ sẽ chỉ định làm Điện tâm đồ (ECG). Máy ECG tiêu chuẩn ở bệnh viện sẽ có 12 điện cực dán trên da, cung cấp 12 góc nhìn khác nhau xung quanh trái tim. Tuy nhiên, ECG chỉ ghi được nhịp tim trong khoảng thời gian ngắn, nên có thể "bỏ sót AFib" nếu bệnh nhân đang "ngoài cơn" rung nhĩ.
PGS.TS Quýnh cho hay, nhiều bệnh nhân trải qua đợt cấp, nhưng khi đến bệnh viện chụp ECG lại không phát hiện ra do rối loạn nhịp tim đã không còn. Do đó, các thiết bị hỗ trợ theo dõi tim mạch 24/7 được coi là giải pháp đơn giản hỗ trợ phát hiện triệu chứng AFib.
"Đo ECG bằng đồng hồ thông minh mọi lúc mọi nơi có thể tăng khả năng phát hiện các bất thường về nhịp tim không liên tục. Do đó, người mắc bệnh tim thường được khuyến cáo nên theo dõi sức khỏe thường xuyên, bằng các thiết bị ECG nhỏ gọn", PGS.TS Quýnh chia sẻ.
Theo dõi sức khỏe tim mạch với Garmin Venu 2 Plus
Nhằm hỗ trợ người dùng theo dõi sức khỏe tim mạch và phát hiện sớm AFib, Garmin mới đây ra mắt ứng dụng ECG trên Venu 2 Plus. Ứng dụng này được chứng nhận giúp người dùng ghi lại nhịp tim mọi lúc mọi nơi và kiểm tra dấu hiệu AFib ngay trên cổ tay.
Garmin cũng nỗ lực nâng cao nhận thức về sức khỏe cho cộng đồng, khi ra mắt website Garmin Health Check từ ngày 6/4, để mọi người có thể kiểm tra nhanh sức khỏe và kịp thời thay đổi lối sống. Cùng với đó, Garmin triển khai hoạt động "Watch You Beat - Trải nghiệm Đo ECG" tại Cửa hàng Thương hiệu Garmin Sala (Khu đô thị Sala, Thủ Đức, TP.HCM) từ ngày 15/4 cho khách hàng dùng thử ECG trên Venu 2 Plus, đồng thời tạo báo cáo ECG dưới dạng tệp PDF cho 100 người đầu tiên.

Garmin triển khai hoạt động đo và tạo báo cáo ECG miễn phí cho người dùng.
Ứng dụng ECG sử dụng các cảm biến tích hợp sẵn trên Venu 2 Plus để ghi lại các tín hiệu điện thể hiện xung nhịp tim này, xuất định dạng tương tự như một điện tâm đồ đơn (Single-lead ECG). Sau đó, ứng dụng phân tích bản ghi để phát hiện các dấu hiệu sớm của chứng AFib và đưa ra các cảnh báo kịp thời.
Ứng dụng ECG dành cho người từ 22 tuổi trở lên. Trước khi đo, người dùng Venu 2 Plus cần cập nhật phần mềm hệ thống (firmware) phiên bản 11.22 trở lên và ứng dụng Garmin Connect phiên bản từ 4.64, đảm bảo pin còn ít nhất 10%. Sau đó: Ngồi thoải mái, đặt cánh tay và cổ tay lên bàn và giữ yên (đảm bảo cổ tay khô ráo); Đặt ngón tay cái và ngón trỏ lên viền bezel của đồng hồ, giữ yên và bắt đầu ghi trong 30 giây.
Ông Dan Bartel - Phó Chủ tịch Kinh doanh Toàn cầu của Garmin cho biết: "Ứng dụng ECG được FDA (Mỹ) chứng nhận, minh chứng cho nỗ lực bền bỉ của Garmin để hỗ trợ khách hàng theo dõi sức khỏe hiệu quả và toàn diện hơn. Các triệu chứng trong giai đoạn đầu của AFib thường diễn ra âm thầm, khó phát hiện bằng lâm sàng. Song với ECG mới, người dùng Venu 2 Plus có thể thuận tiện ghi điện tâm đồ bất cứ lúc nào".

ECG trên Garmin Venu 2 Plus đo nhịp tim mọi lúc mọi nơi, nhanh chóng từ cổ tay
Người dùng có thể xem kết quả nhịp tim ngay lập tức trên smartwatch, hoặc tùy chọn đồng bộ hóa kết quả ứng dụng ECG với ứng dụng Garmin Connect trên smartphone để theo dõi lịch sử các lần đo, xuất thông tin này dưới dạng PDF để chia sẻ với bác sĩ trong trường hợp cần thiết.
Garmin lưu ý, tại Việt Nam, ứng dụng ECG trên Garmin Venu 2 Plus không được xem như là thiết bị y tế, không thể thay thế các thiết bị y tế và không có chức năng chẩn đoán bệnh. Ứng dụng cung cấp lịch sử kết quả để bác sĩ tham khảo, từ đó đưa ra chỉ định y tế nhằm chẩn đoán kịp thời và phù hợp. Nếu mắc chứng AFib, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị để phòng ngừa các hậu quả sức khỏe nghiêm trọng của bệnh.
Venu 2 Plus hiện là dòng smartwatch cao cấp đầu tiên của Garmin được tích hợp ứng dụng Điện tâm đồ (ECG) và tính năng thoại Nghe và nhận cuộc gọi trên đồng hồ. Người dùng có thể dùng thử loạt tính năng này tại Cửa hàng Thương hiệu Garmin Sala (Khu đô thị Sala, Thủ Đức, TP.HCM) từ ngày 15/4. Khám phá thêm tại https://bit.ly/3ogUWfn.