Theo truyền thuyết, lễ hội kén rể bắt nguồn từ sự tích tướng Lê Hoa có công đánh giặc Đông Hán dưới thời Hai Bà Trưng (năm 40 trước Công nguyên). Sau đó bà đã được Hai Bà Trưng phong tước “nữ sư anh phong”.
Đến thế kỷ 17, nhân dân thôn Đường Yên đã đóng góp tiền của xây dựng ngôi đình để thờ bà và làm nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng làng xã. Lễ kén rể cũng ra đời từ ngày đó.
Sau nhiều thăng trầm lịch sử, đến năm 2001 lễ kén rể ở thôn Đường Yên (xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) được người dân địa phương tổ chức với nhiều nghi thức, trò chơi dân gian độc đáo nhằm tưởng nhớ công ơn cửa nữ tướng Lê Hoa.
Theo truyền thuyết dân gian và thần phả của đình thì bà Lê Hoa thì khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đánh giặc Đông Hán (năm 40-43) ở làng Đường Yên có bà Lê Hoa (còn gọi là Ả Lự) tuổi 17-18 vẫn chưa lấy chồng, tình nguyện đi theo Hai Bà Trưng. Bà cũng là người có công chữa bệnh cho dân làng Đường Yên được dân làng tôn vinh thờ phụng.
Lễ kén rể được chia làm hai phần, gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ chính là đám rước trọng thể đưa thần hoàng làng từ đền về đình tế lễ. Trong khi đó, phần hai gồm nhiều trò chơi dân gian trong đó tái hiện 3 trò chơi kén rể.
Phần thi “Thi cày” trên sân gạch thu hút nhiều du khách, vì phần thi này đòi hỏi hai người đóng giả trâu và người cày cũng như người dẫn đường phải hết sức thông minh và khéo léo.
Kể từ ngày xa xưa ông cha ta đã luôn lấy việc nông phu làm trọng, cho nên khi mở hội này đã cho thi cày, thi cấy, kiếm cá vá chài, câu ếch bắt chạch. Qua hội thi cũng là dạy con cháu ngàn đời siêng năng lao động. Hội thi canh nông của lễ "kén rể" bao gồm các phần như thi cày, thi câu ếch, thi chọc chó, thi bắt chạch trong chum.
Hai chàng rể chuẩn bị thi lần lượt từng môn, Ban giám khảo sẽ chấm cho điểm bằng thẻ.
Thi câu ếch, người đóng giả làm ếch là các em nhỏ. Ban giám khảo sẽ chấm điểm cao cho những “chú ếch” nhảy khỏe, nhảy nhanh.
Ở phần thi cuối cùng là bắt chạch trong chum tạo ra nhiều tiếng cười nhất với người dân cũng như du khách.
Sau 3 phần thi, Ban giám khảo sẽ chấm cho điểm bằng thẻ. Kết thúc mỗi cuộc thi, Ban giám khảo tuyên bố ai giành phần thắng sau đó cộng thêm điểm thẻ chọn người chiến thắng. Cuối cùng khi kết thúc các phần thi, người thắng cuộc sẽ được cùng nữ tướng làm lễ vinh quy bái tổ.
Cuối cùng, dân làng tổ chức múa hát mừng cho đôi trai tài gái sắc đã nên duyên. Lễ hội là dịp để dân làng và du khách các nơi có dịp ôn lại truyền thống lịch sử, giúp cho các thế hệ nhất là thế hệ trẻ có một tình yêu quê hương đất nước trong sáng.