Hà Nội

Người đầu tiên trên thế giới khỏi bệnh AIDS: 'Tôi ổn'

10-06-2012 14:55 | Quốc tế
google news

4 năm trước, khi các bác sĩ tuyên bố một người đàn ông dường như đã thoát khỏi căn bệnh thế kỷ AIDS, nhiều người còn nghi ngờ đó chỉ là tạm thời. Nhưng giờ đây, anh Timothy Brown - bệnh nhân may mắn này - cho biết anh hoàn toàn bình thường.

4 năm trước, khi các bác sĩ tuyên bố một người đàn ông dường như đã thoát khỏi căn bệnh thế kỷ AIDS, nhiều người còn nghi ngờ đó chỉ là tạm thời. Nhưng giờ đây, anh Timothy Brown - bệnh nhân may mắn này - cho biết anh hoàn toàn bình thường.

Timothy Brown đã thoát khỏi bệnh AIDS khi ghép tế bào gốc để chữa ung thư máu. Ảnh: thewellversed.com.

Tình trạng khỏe mạnh của người đàn ông 46 tuổi này không phải là chuyện nhỏ. Bởi chỉ vài năm trước, anh là bệnh nhân AIDS, tức là đã mang "giấy báo tử" bên mình.

"Giờ đây tôi thấy rất tốt. Tôi không có bệnh ốm đau gì lớn, chỉ đôi khi bị cảm lạnh như mọi người bình thường", Brown cho biết.

Brown là người duy nhất trên thế giới thoát khỏi được AIDS - kết quả của việc ghép tế bào gốc máu từ một người khác để chữa bệnh ung thư máu cho anh.

"Trường hợp của tôi là bằng chứng cho thấy HIV có thể chữa được", anh nói với trang ABC News.

Brown đã may mắn. Các tế bào gốc máu mà anh nhận được từ người hiến mang một đột biến gene đặc biệt, nó khiến anh chống lại được HIV. Đột biến gene này chỉ xuất hiện ở chưa đầy 1% những người da trắng, và ít hơn nhiều trong các chủng tộc khác.

Trước khi Brown được phẫu thuật năm 2007, các bác sĩ đã kiểm tra gần 70 người hiến để tìm được người phù hợp có mang gene đột biến ấy.

Tuy vậy, các chuyên gia cho biết mặc dù Brown đã khỏi bệnh, song quá trình chữa cho anh quá phức tạp, bởi tế bào gốc máu được lấy từ người trưởng thành. Vì thế, cần phải có sự tương thích rất lớn giữa người cho và người nhận.

Các bác sĩ hy vọng trong tương lai có thể dùng một giải pháp tương tự, nhưng đơn giản hơn, để cứu các bệnh nhân HIV - đó là dùng tế bào máu từ dây rốn. Với cách này, không cần sự tương hợp quá lớn, và cũng dễ dàng tìm người cho phù hợp hơn.

Tuy thế, điều này không dễ dàng. Tiến sĩ Lawrence Petz, giám đốc y học của ngân hàng máu cuống rốn StemCyte, cho biết ông và đồng nghiệp đã kiểm tra 17.000 mẫu máu cuống rốn đến nay, và chỉ tìm thấy 102 mẫu có đột biến gene kháng HIV.

Vài tuần trước, họ đã thực hiện ca ghép tế bào gốc máu cho một bệnh nhân nhiễm HIV, và dự kiến ghép cho một bệnh nhân khác ở Tây Ban Nha vào cuối năm nay. Tuy nhiên, họ phải chờ vài tháng nữa mới biết liệu ca ghép có hiệu quả đối với HIV hay không.

Ngoài ra, các bệnh nhân được ghép này không chỉ để chữa AIDS, mà còn chữa kết hợp các bệnh khác về gene.

Về phần Brown, anh cảm thấy may mắn vì mình là người duy nhất tới nay thoát khỏi loại virus đáng sợ mà hàng triệu người vẫn đang phải sống chung. Tuy nhiên, anh cũng hy vọng điều kỳ diệu ấy sẽ đến với mọi bệnh nhân khác nữa.

Theo VnExpress


Ý kiến của bạn