Ngày 17/6, tại Đà Nẵng, Tổ chức Marie Stopes Việt Nam tổ chức hội thảo tổng kết mô hình “Tăng cường trách nhiệm giải trình trong cung cấp dịch vụ SKSS-KHHGĐ cho người dân vùng khó khăn”, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và các đề xuất thực tế áp dụng cho việc nhân rộng mô hình trong tương lai. Dự án do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ với sự phối hợp tham gia của 2 Sở Y tế Lâm Đồng và Quảng Bình kéo dài từ tháng 4/2013 đến tháng 6/2016.
Người dân đánh giá chất lượng trạm y tế thông qua “thẻ cho điểm cộng đồng”
Sau 3 năm thực hiện tại 10 xã thuộc 2 huyện khó khăn nhất của tỉnh Lâm Đồng và Quảng Bình, đã có 17.638 lượt người được tiếp cận và nhận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình có chất lượng trong đó 811 người được nhân dịch vụ đặt dịch vụ tử cung, 10069 người được truyền thông nâng cao nhận thức về kế hoạch hóa gia đình, 1500 người được tham gia nhận xét, chấm điểm chất lượng dịch vụ. Đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ dự án đã nâng cao năng lực cho cán bộ y tế trạm trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, theo đó đã tổ chức 21 khóa tập huấn với 311 lượt cán bộ y tế được tham gia đào tạo, 10 trạm y tế đảm bảo cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản. Người dân được giám sát, lên tiếng phản biện về những dịch vụ sức khỏe sinh sản tại địa phương. Dự án nhận được sự hài lòng không chỉ của người bệnh mà cả nhân viên y tế cũng cho rằng đây là một dự án rất thiết thực.
Thảo luận và cho điểm các chỉ số
Sáng kiến “Trách nhiệm giải trình trong cung cấp dịch vụ y tế ” là một tiếp cận mới về cải thiện chất lượng dịch vụ y tế tại vùng khó khăn, phù hợp với định hướng và quyết tâm của Bộ Y tế về nâng cao chất lượng dịch vụ tại cơ sở y tế, hướng đến sự hài lòng của người bệnh (Thông tư số 19/2013/TT-BYT ngày 12/7/2013). Một cơ chế giám sát trách nhiệm giải trình trong cung cấp dịch vụ y tế có sự tham gia của người dân đã được xây dựng và vận hành thí điểm tại 10 xã thuộc hai huyện trọng điểm khó khăn của Việt Nam là Đam Rông (Lâm Đồng) và Minh Hóa (Quảng Bình). Qua kết quả đánh giá cuối dự án, mô hình dự án này đã bước đầu cho thấy hiệu quả trong việc cải thiện và duy trì chất lượng dịch vụ y tế đáp ứng sự hài lòng của khách hàng, nâng cao năng lực của mạng lưới và trực tiếp góp phần giảm tải cho y tế tuyến trên. Cơ chế giám sát trách nhiệm giải trình có sự tham gia của cộng đồng có tiềm năng nhân rộng không chỉ trong lĩnh vực y tế mà còn có thể áp dụng ở lĩnh vực cung cấp dịch vụ công khác.
Một số hình ảnh về dự án: