Người dân vùng biên phấn khởi vì sắn được mùa, giá cao

21-11-2023 11:35 | Xã hội
google news

SKĐS - Với diện tích trồng sắn khoảng 3.000 ha, toàn huyện Mường Lát (Thanh Hóa) thu được hơn 100 tỷ đồng, một trong những hướng thoát nghèo bền vững của người dân.

Bản đồ Thổ nhưỡng- Nông hóa được xem là chiếc chìa khóa để huyện Mường Lát triển khai trồng các loại cây trên từng khu đất cho phù hợp với loại đất, khí hậu. Cũng như giúp việc chăn nuôi thích ứng với các kiểu khí hậu thời tiết khắc nghiệt nơi đây.


Người dân vùng biên phấn khởi vì sắn được mùa, giá cao- Ảnh 1.

Các loại đất và khí hậu thuận lợi giúp Mường Lát thoát nghèo nhờ cây sắn.

Cây sắn được mùa là thắng lợi đầu tiên khi Thanh Hóa dồn tổng lực để đưa Mường Lát thoát nghèo. Trong đó, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa hoàn thành và chuyển giao bản đồ thổ nhưỡng - chứa đựng các thông tin về số lượng, sự phân bố không gian, đặc điểm chất lượng cùng đặc điểm sử dụng của từng loại đất, sau đó là bản đồ nông hóa phản ánh thực trạng độ phì của từng khoảnh đất thông qua một số chỉ tiêu nông hóa học... cho huyện Mường Lát.

Người dân vùng biên phấn khởi vì sắn được mùa, giá cao- Ảnh 2.

Hiệu quả từ cây sắn làm thay đổi cuộc sống người dân Mường Lát.

Đây là những thông tin quan trọng không chỉ phục vụ thống kê tài nguyên, hoạch định chiến lược chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và kinh tế - xã hội của từng đơn vị lãnh thổ mà còn giúp người trực tiếp sản xuất biết được cần bố trí cây gì, vào thời vụ nào, đầu tư vật chất và chăm sóc ra sao... để đạt được hiệu quả cao nhất trên ruộng đất của mình.


Người dân vùng biên phấn khởi vì sắn được mùa, giá cao- Ảnh 3.

Sắn được tập kết chờ thương lái để mua tại các bản làng ở Mường Lát.

Chủ tịch UBND huyện Mường Lát, Thanh Hóa, ông Nguyễn Văn Bình cho biết, sắn năm này được mùa, giá cao, với diện tích 3.000 ha, toàn huyện Mường Lát sẽ thu được hơn 100 tỷ đồng, người dân rất phấn khởi


Người dân vùng biên phấn khởi vì sắn được mùa, giá cao- Ảnh 4.

Niềm vui của người dân khi thu hoạch sắn.

"Năm đầu tiên đưa sắn vào trồng đại trà trên địa bàn huyện Mường Lát, lại được thương lái bao tiêu, thu mua tại điểm tập kết với giá trên 2.000 đồng/kg, với sản lượng hơn 18 tấn/ha thì toàn huyện sẽ thu được khoảng 110 tỷ tiền sắn. Đây là điều chưa từng thấy ở huyện biên giới này. Người dân rất phấn khởi, tranh thủ nắng rào ra đồng thu hoạch", ông Bình nói.


Người dân vùng biên phấn khởi vì sắn được mùa, giá cao- Ảnh 5.

Hơn 100 tỷ đồng thu về từ sắn làm thay đổi cuộc sống người dân nơi đây.

Người dân vùng biên phấn khởi vì sắn được mùa, giá cao- Ảnh 6.

Người dân Mường Lát tin tưởng vào các chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước.

Tạo sinh kế, quyết tâm đưa Mường Lát thoát nghèoTạo sinh kế, quyết tâm đưa Mường Lát thoát nghèo

SKĐS - Mường Lát muốn thoát nghèo bền vững phải tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, phá bỏ thành trì trông chờ, ỷ lại để người dân vươn lên phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình và quê hương.


Gia Hân
Ý kiến của bạn