Hà Nội

Người dân thêm no ấm nhờ dược liệu

25-09-2023 06:45 | Xã hội

SKĐS - Phát triển cây dược liệu là một trong những chủ trương lớn của tỉnh Lai Châu. Đây là cơ hội giúp người dân, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Lai Châu từng bước xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng...

Những năm qua, tỉnh Lai Châu xác định phát triển dược liệu là hướng đi phù hợp nhằm thực hiện tái cơ cấu ngành ông nghiệp của tỉnh, khai thác tiềm năng thế mạnh từng vùng, đảm bảo thêm thu nhập ổn định và giảm nghèo bền vững cho người dân, nhất là người dân ở các xã biên giới, nơi có điều kiện thuận lợi và có tỷ lệ che phủ rừng lớn.

Hiện nay, tỉnh Lai Châu đang bảo tồn được nhiều loài dược liệu tự nhiên phong phú, quý hiếm như: Thất diệp Nhất chi hoa (cây bảy lá một hoa), sâm Lai Châu, lan kim tuyến, thảo quả, tam thất hoang... Đây chính là tiềm năng, lợi thế rất lớn để Lai Châu phát triển kinh tế bằng cây dược liệu dưới tán rừng, đặc biệt là cây sâm Lai Châu với giá trị kinh tế rất cao.

Người dân thêm no ấm nhờ dược liệu - Ảnh 1.

Phát triển cây dược liệu là một trong những chủ trương lớn của tỉnh Lai Châu

Qua rà soát đánh giá, Lai Châu xác định có hơn 38.000 ha có khả năng phát triển tốt cho cây sâm. Hiện Lai Châu đã bảo tồn, nhân giống và phát triển được trên 100ha sâm tại các huyện Mường Tè, Sìn Hồ, Phong Thổ, Tam Đường. Nhiều doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình, cá nhân đầu tư trồng sâm bước đầu hình thành chuỗi giá trị phát triển dược liệu và bảo tồn nguồn gen dược liệu quý hiếm theo quy trình, tiêu chuẩn kết hợp bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

Sìn Hồ là một huyện vùng cao của tỉnh biên giới Lai Châu. Đây là nơi được mệnh danh là xứ sở của những loại dược liệu quý. Phần lớn các xã vùng cao của huyện Sìn Hồ đều nằm trên độ cao trung bình từ 1.500 – 1.800 mét so với mực nước biển, khí hậu đặc trưng của nhiệt đới núi cao, quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 20 đến 22 độ C. Với khí hậu mát mẻ đó hoàn toàn phù hợp cho các loại cây dược liệu sinh trưởng và phát triển ở vùng cao Sìn Hồ. 

Xã Sà Dề Phìn được xem là vùng trồng dược liệu chủ yếu ở huyện Sìn Hồ. Cây dược liệu trở thành nguồn sinh kế, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương này. Đương quy tươi bán với giá từ 25.000 - 100.000 đồng/kg (tùy từng loại), đương quy khô có giá 150.000 - 200.000 đồng/kg; atiso trung bình khoảng 50.000 đồng/cây... đã giúp đồng bào các dân tộc có nguồn thu không nhỏ để cải thiện cuộc sống. T

hông qua các HTX, đồng bào Mông, Dao trên địa bàn xã nắm bắt được kỹ thuật cải tạo đất, nhân giống, chăm sóc dược liệu đến những kiến thức nâng cao về liên kết sản xuất, dược liệu hữu cơ, sản phẩm đặc sản…Từ cây dược nhiều, một số HTX đã khôi phục lại nghề thuốc truyền thống của dân tộc Dao ở vùng cao Sìn Hồ, qua các dòng sản phẩm như: thuốc tắm, hoa quả, dược liệu khô, dược liệu chế biến sâu... Qua đó, giúp người dân trên địa bàn có việc làm, tăng thêm thu nhập.

Nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong chế biến các loại dược liệu nên hiện tại Sìn Hồ đã có nhiều sản phẩm dược liệu quý được chế biến thành dạng khô, nước, bột hoặc thành cao cô đặc; được đóng gói thành dạng túi, đóng hộp, đóng lọ với bao bì, mẫu mã phong phú, đa dạng; có nhãn hiệu, mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc, thành phần, địa chỉ sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng theo quy định. Nhiều sản phẩm được phân hạng, đánh giá đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Lai Châu.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên cơ sở khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế địa phương, vài năm trở lại đây một số địa phương tại huyện Phong Thổ đã mở rộng diện tích trồng cây dược liệu. Trong đó, Mồ Sì San là xã vùng biên có 4 bản gồm: Tô Y Phìn, Tân Séo Phìn, Mồ Sì San và Séo Hồ Thầu.

Người dân thêm no ấm nhờ dược liệu - Ảnh 2.

Đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh Lai Châu thêm no ấm nhờ nuôi trồng, chế biến dược liệu.

Từ năm 2018 đến nay, nhận thấy xã có khí hậu mát mẻ rất thuận lợi để phát triển cây dược liệu, một số hộ dân đưa cây sâm và thất diệp nhất chi hoa vào trồng. Qua thống kê, hiện nay, toàn xã Mồ Sì San có 12 hộ gia đình và 1 hợp tác xã Biên Cương trồng cây dược liệu với tổng diện tích 0,55ha (tương đương hơn 5.000m2, tăng 4.000m2 so với năm 2020), tập trung ở 2 bản: Tân Séo Phìn và Tô Y Phìn  Quy trình trồng, chăm sóc chỉ sử dụng 1 ít phân hữu cơ, tuyệt đối không sử dụng phân hóa học.

Về giá thành, cây dược liệu có giá thành khác nhau tùy theo loại cây, độ tuổi và trọng lượng. Ví như thất diệp nhất chi hoa có giá khoảng 2 triệu đồng/kg; trong khi sâm ruột vàng có giá trung bình 20-30 triệu đồng/kg, củ to có trọng lượng 1 lạng trở lên có giá 70 triệu đồng/kg. Công tác bảo vệ cây trồng được bà con chú trọng.

Đầu tư, hỗ trợ phát triển dược liệu quý tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo "chuỗi giá trị"Đầu tư, hỗ trợ phát triển dược liệu quý tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo 'chuỗi giá trị'

SKĐS - Nước ta có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển dược liệu trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật không chỉ phục vụ cho công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng dân tộc thiểu số miền núi, nông thôn, mà còn có thể xuất khẩu đóng góp tăng trưởng GDP.

Nguyễn Nam
Ý kiến của bạn