Người dân miền núi chuyển diện tích vườn tạp sang trồng cây dược liệu

11-10-2023 06:20 | Xã hội

SKĐS - So với 1 mảnh vườn tạp trồng các loại cây không thu về quá nhiều lợi nhuận, 1 số loại cây dược liệu lại phát triển rất tốt và giúp người dân nâng cao thu nhập gấp 3-5 lần.

Trồng cây dược liệu trên núi, tận dụng lợi thế dưới những tán rừngTrồng cây dược liệu trên núi, tận dụng lợi thế dưới những tán rừng

SKĐS - Với khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp, cây dược liệu có thể sinh trưởng, phát triển tốt trong những khu rừng trên những ngọn núi cao.

Để giúp người dân vùng sâu, vùng xa Xứ Thanh thoát nghèo bền vững, chính quyền địa phương đã tư vấn, hướng dẫn và chuyển đổi diện tích vườn tạp kém hiệu quả sang trồng các loại cây dược liệu như cà gai leo, sài đất, xạ đen, hoàn ngọc, tía tô, ngải cứu… 

Qua quá trình trồng thử nghiệm, nhận thấy cây dược liệu cho năng suất và sản lượng cao, phù hợp với đồng đất, nhiều người đã chuyển toàn bộ diện tích vườn tạp sang trồng loại cây này.

Điển hình là cây cà gai leo được trồng tại Pù Luông, nếu chăm sóc tốt sẽ cho năng suất và thu nhập cao gấp 4,5 lần so với trồng các loại cây hoa màu khác. Theo tính toán 1 sào (khoảng 360 m2) cà gai leo sau khi thu hoạch phơi khô cho thu nhập từ 18 - 20 triệu đồng. Tính thu nhập bình quân hàng năm từ cây dược liệu có thể thu về từ 500 - 600 triệu đồng.

Trong khi đó tại huyện Bá Thước đang trồng 5 ha dược liệu, bao gồm cây chè đắng, xạ đen, cà gai, hoạt ngọc, ngải cứu và một số loại cây khác. Nếu so sánh hiệu quả kinh tế, trồng cây dược liệu cho thu nhập cao gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa và cây hoa màu khác. Theo đó, một sào lúa, ngô cho thu nhập từ 2 - 3 triệu đồng, thì cùng diện tích đó trồng dược liệu cho thu nhập từ 5 - 6 triệu đồng.

Người dân miền núi chuyển diện tích vườn tạp sang trồng cây dược liệu - Ảnh 2.

Từ các vườn tạp được cải tạo để trồng cây dược liệu tiến đến trở thành vùng trồng cây dược liệu, người dân các huyện vùng núi đã được cải thiện cuộc sống, nâng cao thu nhập, xóa nghèo bền vững.

Để nhân rộng và phát triển cây dược liệu, huyện Quan Sơn cũng đã quy hoạch vùng trồng dược liệu tập trung chất lượng cao tại khu Vũng Cộp, thuộc bản Chanh, xã Sơn Thủy, quy mô 250 ha. Đồng thời, mời doanh nghiệp tư nhân sản xuất thuốc y học cổ truyền đầu tư, liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

Có thể thấy, với tiềm năng lợi thế về đất đai, khí hậu và chủ trương phát triển cây dược liệu ở Thanh Hóa, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tăng giá trị sản xuất nông nghiệp tại các huyện miền núi. Qua đó, thay đổi thói quen canh tác nhỏ lẻ, tự phát, đặc biệt là tư duy trong sản xuất của người nông dân ở vùng miền núi, từ việc chuyển đổi cây trồng có giá trị thấp sang trồng loại cây giá trị theo mô hình công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao ...

Để nâng cao sản lượng, chất lượng, giá trị, hiệu quả kinh tế, năng lực cạnh tranh, hướng đến phát triển bền vững cho cây dược liệu. Đồng thời phát huy thế mạnh, lợi thế thổ nhưỡng, kiến thức bản địa quy hoạch vùng dược liệu có quy mô sản xuất hàng hóa lớn, công nghiệp chế biến hiện đại thì người dân và doanh nghiệp cần đa dạng sản phẩm từ cây dược liệu, tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh trên thị trường, sản phẩm có thương hiệu, đáp ứng yêu cầu sử dụng trong tỉnh và xuất khẩu, thay thế dần các nguyên liệu, dược liệu, thuốc và thực phẩm chức năng nhập khẩu bằng các sản phẩm sản xuất trong tỉnh, trong nước.

Xem thêm video được quan tâm:

Sự thật khiến người mua Đông Trùng Hạ Thảo "ngã ngửa".


Thành Long
Ý kiến của bạn