Người dân khi đi xem pháo hoa đêm giao thừa cần lưu ý gì?

08-02-2024 11:31 | Xã hội
google news

SKĐS - Trước, trong và sau khi xem bắn pháo hoa đêm giao thừa, người dân cần chủ động bảo vệ tài sản, tuân thủ quy định phòng chống cháy, nổ và tuyệt đối không chen lấn xô đẩy.

Địa điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2024 tại các tỉnh thành chi tiết nhấtĐịa điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2024 tại các tỉnh thành chi tiết nhất

SKĐS - Thời khắc chuyển giao năm mới sắp đến, hiện tại danh sách địa điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2024 chào đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 tại các tỉnh thành chắc chắn được rất nhiều người dân quan tâm.

Theo kế hoạch của UBND thành phố Hà Nội về việc tổ chức bắn pháo hoa trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, từ 0h đến 0h15 ngày 10/2 (mùng 1 Tết), vào thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới - Tết Nguyên đán Giáp Thìn, cả 30 quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa với tổng cộng 32 điểm bắn.

Ngoài quận Hoàn Kiếm và quận Long Biên với 2 điểm bắn thì mỗi quận, huyện, thị xã sẽ có 1 điểm bắn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để người dân ở các khu vực lân cận có thể thưởng thức pháo hoa mà không cần phải đến trung tâm thành phố.

Người dân khi đi xem pháo hoa đêm giao thừa cần lưu ý gì?- Ảnh 2.

Sáng 29 Tết, lực lượng chức năng triển khai nhiệm vụ tại các trận địa. Công tác chuẩn bị sẽ hoàn thành vào 18h ngày 30 Tết.

Để đảm bảo an toàn trước, trong và sau khi xem bắn pháo hoa đêm giao thừa, đại diện Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội khuyến cáo người dân khi đến xem trực tiếp chú ý thực hiện tốt các quy định của lực lượng chức năng về bảo đảm an toàn, giữ khoảng cách từ trận địa bắn đến người xem cách từ 100m trở ra.

Ngoài ra, người dân cần chấp hành tốt các quy định về bảo đảm an ninh trật tự, tránh chen lấn, xô đẩy, không để xảy ra các sự việc đáng tiếc.

Người dân khi đi xem pháo hoa đêm giao thừa cần lưu ý gì?- Ảnh 3.

Lực lượng chịu trách nhiệm bắn pháo hoa đã được tập huấn về phương pháp, kỹ năng thao tác, vận hành các trang thiết bị. Quá trình thực hành bắn đều theo sự điều hành chung của Sở chỉ huy thành phố đặt tại Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.

Người dân khi đi xem pháo hoa đêm giao thừa cần lưu ý gì?- Ảnh 4.

Các Đội Cảnh sát PCCC được giao nhiệm vụ thường trực gần khu vực trận địa pháo hoa, sân khấu ngoài trời.

Theo đại diện Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, để bảo đảm tốt công tác bắn pháo hoa, với chức năng là cơ quan thường trực, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã tập huấn cho đội ngũ cán bộ cơ quan theo dõi chỉ đạo và bộ phận thực hành bắn của 30 quận, huyện, thị xã.

Đơn vị đã hiệp đồng chặt chẽ với đơn vị cung cấp pháo hoa của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, bảo đảm toàn bộ pháo hoa cho thành phố; kiểm tra, bảo dưỡng toàn bộ trang thiết bị phục vụ nhiệm vụ.

Tại mỗi trận địa pháo sẽ có từ 60 đến 80 cán bộ, chiến sĩ phối hợp với dân quân, tự vệ, công an, y tế, môi trường để bảo đảm an toàn trong suốt quá trình bắn pháo.

Năm 2024 là năm thứ 2 liên tiếp Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa trong dịp Tết Nguyên Đán tại tất cả 30 quận huyện. Năm 2021, thành phố đã tạm dừng việc bắn pháo hoa để phòng chống dịch Covid-19, năm 2020 chỉ tổ chức bắn tại 1 điểm duy nhất là công viên Thống Nhất.

Năm nay, thành phố sẽ có 9 điểm bắn pháo hoa tầm cao kết hợp với pháo hoa tầm thấp và 23 điểm bắn pháo hoa tầm thấp. Trong 9 điểm bắn pháo hoa tầm cao kết hợp với pháo hoa tầm thấp, mỗi điểm sẽ có 600 quả pháo tầm cao và 90 giàn; 23 điểm bắn pháo hoa tầm thấp mỗi điểm sẽ có 120 giàn.

Khoản chi phí ước tính cho hoạt động này là khoảng 30 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa, bao gồm chi phí mua đạn pháo, thuê súng, thiết bị bắn, vận chuyển, hỗ trợ kỹ thuật; tổ chức tập huấn, hiệp đồng cũng như trả lương cho các lực lượng.

Xem thêm video được quan tâm:

Bí quyết để bánh chưng có màu xanh.


Thành Long
Ý kiến của bạn