Người công giáo tăng cường tuyên truyền, nói không với thực phẩm bẩn

01-10-2023 10:38 | Xã hội
google news

SKĐS – Với người Công giáo, nói không với thực phẩm bẩn cũng là cách thể hiện lòng thương xót và thực thi công bằng, bác ái… Nhiều chức sắc, chức viện công giáo đã tích cực tuyên truyền thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xứ đạo nói không với thực phẩm bẩn

Sử dụng thực phẩm "bẩn" là nguyên nhân dẫn tới nhiều mối nguy hại cho người sử dụng. Theo các chuyên gia, thực phẩm nhiễm chất độc hại có thể gây ra các triệu chứng cấp tính, bán cấp tính, nếu sử dụng kéo dài liên tục hoặc không liên tục sẽ tích lũy trong cơ thể, đến một thời điểm nào đó gây ra những bệnh lý nghiêm trọng như: ung thư, rối loạn chức năng không rõ nguyên nhân, vô sinh…

Để có thể ngăn ngừa và hạn chế có hiệu quả tình trạng thực phẩm "bẩn", không an toàn, ngoài trách nhiệm của cơ quan chức năng, rất cần sự đồng hành của người dân, chức sắc tôn giáo… Tại các thành phố lớn, các khu đô thị, đồng bào Công giáo tích cực bảo vệ môi trường, không sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ hàng giả, hàng cấm... Nói không với thực phẩm bẩn với người công giáo cũng là cách thể hiện lòng thương xót và thực thi công bằng, bác ái…

Như trong cộng đồng công giáo ở Đà Nẵng có các mô hình như "Xóm đạo bình yên" ở giáo họ Tùng Sơn; "Nói không với rác và thực phẩm bẩn" của giáo xứ Hòa Khánh, giáo họ Hòa Minh… không những góp phần vào bảo đảm an ninh trật tự của địa phương mà còn vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh.

Người công giáo tăng cường tuyên truyền, nói không với thực phẩm bẩn - Ảnh 1.

Giáo xứ Hòa Khánh

Tại Đồng Nai, nhiều xứ đạo, họ đạo đã xây dựng được nhiều mô hình bảo vệ môi trường, sức khỏe hiệu quả như: "Nói không với rác và thực phẩm bẩn" tại các giáo xứ Nam Hà, Gia Vinh, Xuân Tây của H.Cẩm Mỹ; hỗ trợ người dân sử dụng nước sạch trong sinh hoạt…

Trong những buổi sinh hoạt, các giáo xứ đã tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật sống tốt đời đẹp đạo. Trước những thông tin báo động về thực phẩm bẩn, nhiều bài chia sẻ nhắc nhở người giáo dân về việc ăn uống đảm bảo vệ sinh thực phẩm, làm chân chính, lương thiện hằng ngày trong việc trồng trọt, chăn nuôi, mua bán thực phẩm... Không nên vì chút lợi ích mà xịt, tiêm thuốc vào thực phẩm gây hại cho nhiều người... Người dân trước các mặt hàng thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ đã thay đổi, cảnh giác.

Mỗi người công giáo là một ‘cầu nối’

Để vùng đồng bào có đạo thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, cùng các phong trào thi đua yêu nước, mỗi người công giáo là "cầu nối" quan trọng để thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như đấu tranh chống lại các lệch lạc ảnh hưởng tới sức khỏe nhân dân.

Là một trong những chức sắc, chức việc Công giáo tiêu biểu, ông Lương Văn Thanh, Chánh trương, Chủ tịch Hội đồng giáo xứ Cửa Ông, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh đã tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào công giáo thực hiện phong trào "Sống tốt đời, đẹp đạo", xây dựng "Xứ họ đạo bình yên, gia đình văn hóa".

Ông vận động 100% hộ gia đình trong khu dân cư ký kết thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, xây dựng khu dân cư "Sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn", không vi phạm an toàn giao thông, trật tự an ninh, thực hiện tốt quy ước, hương ước, nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội...

Trực tiếp tuyên truyền, động viên bà con giáo dân thực hiện nghiêm túc các quy định về an ninh trật tự, an toàn giao thông, thực hiện tốt 10 nội dung "Sống tốt đời, đẹp đạo", "Kính Chúa yêu nước", 8 nội dung xây dựng "Xứ họ đạo bình yên, gia đình văn hóa", gắn với xây dựng phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc"… Kết quả, trong giai đoạn 2022 - 2023, Chánh trương Lương Văn Thanh cùng với linh mục, hội đồng mục vụ đã vận động bà con giáo dân đóng góp nhiều ngày công để làm đường giao thông, tổ chức hàng trăm buổi dọn vệ sinh, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm tại địa phương.

Phát huy vai trò của phụ nữ tôn giáo trong công tác vệ sinh an toàn thực phẩmPhát huy vai trò của phụ nữ tôn giáo trong công tác vệ sinh an toàn thực phẩm

SKĐS – Phụ nữ vừa là người sản xuất trực tiếp, kinh doanh vừa thụ hưởng thực phẩm an toàn. Những mô hình, cách làm hay của phụ nữ tôn giáo đã phát huy truyền thống “tốt đời, đẹp đạo” phục vụ phước lợi cho nhân sinh.


H.M
Ý kiến của bạn