Dimitris dành hơn 1.400 giờ để lên kế hoạch, thử nghiệm, in và lắp ráp robot. Trong hơn một năm, cậu đã in 475 bộ phận, sử dụng khoảng một km nhựa nhiệt dẻo ABS và tỉ mẩn ghép chúng lại với nhau để tạo thành robot Troopy.
Troopy có chiều cao 1,85 m, được thiết kế một số tính năng quan trọng như chuyển động độc lập của đầu và mắt, 5 bậc tự do (DOF) ở mỗi cánh tay. Nó có thể bắt chước chính xác chuyển động của con người và giao tiếp lưu loát bằng tiếng Anh. Tuy nhiên theo Dimitris, người máy hiện đại này vẫn chưa thực sự hoàn hảo.
"Mỗi robot mới đều có mô hình cải tiến hơn so với phiên bản trước đó. Điều này lý giải vì sao Dimitris chưa phải phiên bản cuối cùng và có lẽ sẽ không bao giờ. Nó sẽ không ngừng được cải tiến và hiện đại hóa", nam sinh 15 tuổi nói.
Theo Odditycentral, Dimitris nhỏ tuổi nhất trong nhóm 6 người trên thế giới có thể làm theo thiết kế của Langevin và hoàn thành dự án thành công. Các thành viên khác bao gồm hai người Nga, một người Italy và một người Đức. Dimitris tiết lộ rằng cậu thường xuyên trao đổi và làm việc với họ như đồng nghiệp, dù chênh lệch về tuổi tác.
Dimitris đam mê robot từ rất sớm, nhưng chỉ sau khi xem bộ phim Real Steel năm 2013, cậu mới bắt đầu nghĩ đến việc chế tạo Troopy. Sáng tạo của Dimitris đã giành giải nhất tại Liên hoan Tin học Công nghiệp được tổ chức tại Kavala năm nay. Năm ngoái, cậu được trao giải nhì với thiết kế và lắp ráp một máy in 3D.
Người máy Troopy được chế tạo từ công nghệ in 3D và có kích thước như người thật. Ảnh: Odditycentral