1. Vì sao người cao tuổi thường bị hỏng răng?
Ở người cao tuổi, hệ cơ xương cũng như hệ thống miễn dịch đã suy giảm, các chức năng của răng cũng giảm dần, độ bền và sức nhai cũng giảm nhanh. Do đó, chức năng ăn nhai kém hơn rất nhiều, các chân răng dần yếu đi, phần nướu lỏng lẻo, không ôm sát chân răng như trước, chân răng lung lay, răng sứt, mẻ, gãy vỡ, thậm chí mất răng… vì thiếu dưỡng chất.
Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức răng thường xuyên ở người cao tuổi.
2. Bọc răng sứ có khắc phục tình trạng suy yếu răng ở người cao tuổi?
Để khắc phục tình trạng suy yếu của răng, nhiều người lựa chọn biện pháp bọc răng sứ. Mặc dù, với người cao tuổi, việc bọc răng sứ không phải giải pháp tốt nhất, nhưng đây lại là lựa chọn hàng đầu và phổ biến để cải thiện chức năng răng cho người cao tuổi.
Ưu điểm của bọc răng sứ cho người cao tuổi là:
- Cải thiện răng khả năng ăn nhai và nghiền thức ăn.
- Đảm bảo tính thẩm mỹ.
Tuy nhiên, bọc răng sứ cho người lớn tuổi chỉ thật sự đảm bảo khôi phục chức năng nhai nghiền và tính thẩm mỹ khi tình trạng răng miệng đạt những yêu cầu nhất định. Do đó, trước khi bọc răng sứ, người cao tuổi cần được khám tại các cơ sở y tế uy tín, để được đánh giá sức khỏe chính xác từ các bác sĩ chuyên khoa, đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
3. Khi nào người cao tuổi có thể bọc răng sứ?
Người cao tuổi có thể bọc răng sứ khi:
- Chân răng vẫn khỏe mạnh, không bị lung lay.
- Răng bị sâu, răng hỏng không quá nghiêm trọng.
- Răng gãy vỡ không ảnh hưởng đến chân răng, vẫn còn nhiều ở phần thân răng.
- Răng không quá nhạy cảm.
- Nướu vẫn còn chắc chắn, không bị sưng tấy, không viêm nhiễm.
- Với những người cao tuổi bị tụt lợi, trước khi muốn bọc răng sứ cần phải khám và điều trị triệt để trước khi bọc răng sứ.
Với người cao tuổi có chân răng yếu, phần mô lợi lỏng lẻo, răng lung lay... thì cần can thiệp bằng giải pháp phục hình khác.
4. Chọn loại răng sứ loại nào?
Bọc răng sứ cho người cao tuổi phức tạp hơn so với những người trẻ tuổi. Chính vì vậy, ngoài yêu cầu cao trong kỹ thuật phục hình, để bọc răng sứ cho người cao tuổi đạt hiệu quả tốt nhất còn cần phải lựa chọn được loại răng sứ phù hợp.
Hiện nay, có nhiều loại răng sứ với giá cả và chất lượng khác nhau. Tùy từng đối tượng và nhu cầu sẽ có loại răng sứ phù hợp.
Thông thường có các loại:
4.1. Răng sứ kim loại
Răng sứ kim loại có giá thành khá rẻ nhưng có độ cứng không cao (gấp khoảng 2 đến 3 lần so với răng thường), khả năng chịu lực thấp, có tỷ lệ mài răng cao. Nếu sử dụng lâu, răng kim loại thường bị đen ở phần viền nướu, xỉn màu…
4.2. Răng toàn sứ
Răng toàn sứ là loại răng tiên tiến và được ưa chuộng nhất. Răng toàn sứ này là sườn răng mỏng nên tỷ lệ mài răng khá ít. Bên cạnh đó, răng toàn sứ còn có ưu điểm là độ cứng cao, chịu lực tốt gấp 3– 8 lần so với răng bình thường.
Răng sứ lành tính, không đen nướu. Đây là lựa chọn ưu tiên bọc răng sứ khi về già. Ngoài ra, răng toàn sứ có độ thấu quang tốt, tính thẩm mỹ cao phù hợp dùng cho mọi vị trí răng trên khung hàm.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Tập Yoga có tốt cho tim mạch?