Người cao tuổi cẩn trọng với cúm

22-08-2008 11:31 | Bệnh người cao tuổi
google news

Cúm là bệnh đường hô hấp nhưng có thể trở nên nghiêm trọng ở những người cao tuổi (NCT), nhất là người từ 65 tuổi trở lên.

Cúm là bệnh đường hô hấp nhưng có thể trở nên nghiêm trọng ở những người cao tuổi (NCT), nhất là người từ 65 tuổi trở lên. Ở Việt Nam, bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh và ở những thời điểm thời tiết thay đổi. Vì thế, ngay từ bây giờ NCT nên bắt đầu tăng cường thể chất nhằm kháng lại sự tấn công của bệnh cúm.

 

Cúm là bệnh đường hô hấp nhưng có thể trở nên nghiêm trọng ở những người cao tuổi. Ảnh: corbis

Bệnh thông thường mà NCT cần phải cảnh giác

Cúm là bệnh đường hô hấp do virus gây ra, bệnh dễ lây nhiễm từ người này sang người khác qua không khí do chất tiết đường hô hấp. Virus gây bệnh cúm biến đổi liên tục nên chúng ta có thể bị mắc bệnh cúm nhiều lần trong đời. Một khi virus thâm nhập vào màng nhầy đường hô hấp, thời gian ủ bệnh từ 1-3 ngày (lúc này virus sinh sôi rât nhanh). Dấu hiệu lâm sàng của bệnh cúm phát ra một cách dữ dội. Sốt cao, rùng mình, viêm họng hoặc viêm phế quản, tất cả các chứng nói trên gây cho bệnh nhân sự khó chịu, mệt mỏi.

Sự tiến triển có lợi ở những người có sức khỏe tốt. Các triệu chứng sẽ mất đi trong vòng một tuần lễ. Chỉ những cơn ho và sự mệt mỏi còn kéo dài lâu hơn. Ngược lại, bệnh cúm có thể là nguyên nhân của những triệu chứng nghiêm trọng về phổi ở những NCT hoặc người lớn trưởng thành có sức đề kháng yếu. Viêm phế quản cấp, viêm xoang do bội nhiễm vi khuẩn và viêm phổi, có nguy cơ dẫn đến tình trạng nguy hiểm đối với người NCT. Như vậy, tăng cường hệ miễn dịch của NCT trước khi mùa lạnh bắt đầu là điều thật sự cần thiết.

Tiêm chủng được thực hiện nhưng hiệu quả vẫn còn bàn cãi

Hội đồng sức khỏe cộng đồng của Pháp đảm bảo việc tiêm chủng ngừa bệnh cúm cho những NCT từ 65 trở lên do nguy cơ bị biến chứng cao. Hằng năm, đều có loại vắc xin mới ra đời nhằm đáp ứng lại với các loại virus khác nhau có khả năng gây dịch cúm theo mùa. Sau khi vắc xin được chỉ định, việc bảo vệ chống lại virus vẫn chưa phát huy tác dụng vì cơ thể cần một thời gian 2 tuần lễ để củng cố hệ miễn dịch chống lại cúm. Chống chỉ định duy nhất đối với vắc xin chống bệnh cúm đã được biết đến là phản ứng phản vệ với chất đạm trong trứng gà cho vào thành phần của vắc xin.

Cho đến hiện nay, việc tiêm chủng là mức đo dự phòng mang tính tham khảo, là cách tốt nhất để phòng bệnh, giảm các biến chứng (nhập viện và viêm phổi), giảm tỉ lệ tử vong.

Chọn phương pháp vi đồng căn

Có khoảng hơn 30% những người trên 60 tuổi không chịu tiêm chủng mà chọn liệu pháp vi lượng đồng căn. Cơ quan y tế công cộng không tán thành việc chọn phương pháp tăng cường hệ miễn nhiễm tự nhiên, khác với việc tiêm vắc xin. Tuy nhiên, những chuyên gia về sức khỏe càng ngày càng đông ủng hộ đề nghị có được tuyên bố chung về việc sử dụng vắc xin vi lượng đồng căn.

Biện pháp phòng ngừa bệnh bằng ăn uống

Nên nhớ rằng chất đạm cần phải được cung cấp cho cơ thể vào mỗi bữa ăn, đạm động vật hay thực vật là tùy vào sự lựa chọn của từng cá nhân. Cây họ đậu là nguồn cung cấp chất đạm và chất xơ. Trái cây và rau quả mang lại nhiều sinh tố và khoáng chất. Cần uống nhiều nước để tránh tình trạng cơ thể bị mất nước cũng sẽ làm bạn mệt mỏi.

Vào mùa lạnh: nên dùng nhiều vitamin bổ sung.

Dùng thuốc tiêm sinh học để tăng cường miễn dịch đường ruột trong giai đoạn mùa đông.

Phối hợp thêm chất đồng, một nguyên tố vi lượng “kháng virus” tuyệt vời, thuốc uống, viên nang, viên nén.

Cách pha chế thuốc uống để phòng bệnh cảm theo Y học cổ truyền

Xắt mỏng củ gừng nhỏ bằng ngón tay cái. Thêm vào nước cốt một trái chanh tươi, bảo quản trong tủ lạnh.

Mỗi sáng dùng một muỗng cà phê “gừng ngâm chanh” với mật ong, sữa ong chúa hòa với nước nóng.

Động tác thể dục nhẹ nhàng

Vận động ít động tác nhưng đều đặn mỗi ngày sẽ đem lại một sức khỏe dẻo dai.

Môn khí công là phương pháp xoa bóp kích thích do bản thân tự thực hiện. Giữa mỗi động tác, hít vào căng bụng lên rồi thở ra (3 lần).

Dùng bàn tay hội chụm lại, đấm vào phía trong và phía ngoài hai cánh tay. Sau cùng đấm vào xương các chi, 3 lần mỗi ngày.

Hai chân hơi khép lại, xoay tròn từ phải sang trái (9 lần) và ngược lại (9 lần).

BS Đặng Minh Trí (Theo Santé Magazine)


Ý kiến của bạn