Người cao tuổi cần phải tăng cường sức khỏe chủ động

01-10-2020 09:00 | Bệnh người cao tuổi
google news

SKĐS - Người cao tuổi là đối tượng thường xuyên gặp các vấn đề về sức khỏe do hệ miễn dịch kém. Tuy nhiên, ý thức tăng cường sức khỏe chủ động ở nhóm tuổi này vẫn còn nhiều hạn chế.

Tăng cường sức khỏe chủ động: không thể xem thường

Theo kết quả điều tra quốc gia về người cao tuổi năm 2019, hơn 60% số người cao tuổi tại Việt Nam có tình trạng sức khỏe yếu và rất yếu, cần phụ thuộc vào người chăm sóc.

Phần lớn người cao tuổi chỉ bắt đầu điều trị khi bệnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt cuộc sống hằng ngày. Lúc này, cơ thể họ đã xuất hiện nhiều bệnh nền, tình trạng bệnh trồng bệnh cùng với hệ miễn dịch suy yếu khiến việc điều trị càng trở nên khó khăn.

Nhiều người lớn tuổi chỉ điều trị khi bệnh chuyển nặng, cơ thể đã mắc phải nhiều bệnh nền (ảnh minh họa)

Sự chậm trễ trong phòng ngừa sức khỏe chủ động còn khiến người cao tuổi không kịp nâng cao và tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả. Hệ miễn dịch được thường xuyên tăng cường trong giai đoạn sớm sẽ hỗ trợ con người ngăn ngừa các loại vi khuẩn và virus thâm nhập, thậm chí tăng khả năng hồi phục nếu nhiễm bệnh.

Một số bệnh mạn tính thường gặp ở người cao tuổi tại Việt Nam là bệnh đái tháo đường, bệnh mạch vành, tăng huyết áp, thoái hóa khớp, loãng xương, sa sút trí tuệ, ung thư,... Đây là những căn bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát từ sớm và hạn chế ảnh hưởng lên sức khỏe con người.

Chế độ ăn uống cần thiết để tăng cường sức khỏe nhưng không thể giải quyết hoàn toàn vấn đề của người cao tuổi (ảnh minh họa)

Hiện nay, phương pháp tăng cường sức khỏe chủ động phổ biến là thay đổi chế độ dinh dưỡng và tập thể thao rèn luyện sức khỏe...

Phương pháp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên

Với sự phát triển của y học hiện đại, phương pháp tế bào gốc ra đời đã giúp đối tượng trung niên, đặc biệt là người cao tuổi có thêm lựa chọn trong việc tăng cường sức khỏe chủ động.

Tế bào gốc là loại tế bào có khả năng đặc biệt là biệt hóa và tăng sinh liên tục. Khi đi vào cơ thể người, tế bào gốc có thể đến những cơ quan bị lão hóa và tổn thương rồi biệt hóa thành tế bào của cơ quan đó. Bên cạnh đó, tế bào gốc còn có khả năng nhân thành nhiều tế bào, nghĩa là từ một tế bào gốc ban đầu đi vào cơ thể có thể biến thành hàng chục hoặc hàng trăm tế bào mới.

Tế bào gốc trung mô là loại tế bào gốc được ứng dụng điều trị phổ biến hiện nay. Tế bào này được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như nhau thai, máu cuống rốn, tủy xương, mô mỡ... Trong đó, mô mỡ được được chứng minh là nơi cung cấp tế bào gốc với số lượng lớn và điều trị hiệu quả.

Xem thêm Những dấu hiệu và diễn biến nguy hiểm của đột quỵ sau tuổi 50 khi giao mùa


Ý kiến của bạn