Hà Nội

Người cao tuổi bị mỡ máu cao cần làm gì?

03-08-2022 12:57 | Bệnh người cao tuổi
google news

SKĐS - Mỡ trong máu cao là tình trạng rối loạn chuyển hoá lipid. Chất mỡ trong cơ thể chủ yếu là cholesterol và triglyceride, khi có nồng độ cao trong máu sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là người cao tuổi.

 Cholesterol và triglyceritde là chất gì? 

Tăng mỡ máu ở người cao tuổi xảy ra khi ít nhất một trong ba loại: Cholesterol toàn phần, LDL – Cholesterol và triglyceride có nồng độ nằm ngoài giới hạn bình thường.

Cholesterol là một chất béo có ở màng tế bào của tất cả các mô tổ chức trong cơ thể và được vận chuyển trong huyết tương của con người. Phần lớn cholesterol không có nguồn gốc từ thức ăn mà được gan tổng hợp nên từ các chất béo bão hòa, một phần nhỏ cholesterol được hấp thu từ thức ăn như: trứng, sữa, não, thịt đỏ, mỡ động vật, lòng lợn, lòng bò, tôm...

Khi chất acid béo loại tự do được hấp thu qua gan sẽ được chuyển thành cholesterol, nếu lượng acid béo bị dư thừa thì sẽ trở thành triglyceride.

Cholesterol là một chất béo có ở màng tế bào của tất cả các mô tổ chức trong cơ thể và được vận chuyển trong huyết tương của con người.

Cholesterol là một chất béo có ở màng tế bào của tất cả các mô tổ chức trong cơ thể và được vận chuyển trong huyết tương của con người.

Nguyên nhân gây tăng mỡ máu ở người cao tuổi

Hay gặp nhất trong trong tăng cholesterol máu ở người cao tuổi là do chế độ ăn không hợp lý như: ăn nhiều mỡ động vật, phủ tạng động vật, trứng (nhất là lòng đỏ trứng), sữa toàn phần, bơ, thịt đỏ, lòng động vật, ăn nhiều tinh bột… trong các bữa ăn hàng ngày.

Một trong những nguyên nhân nữa khiến người cao tuổi mắc là ít vận động, lười tập thể dục thể thao…

Ngoài ra người cao tuổi mắc phải các bệnh do di truyền, mắc một số bệnh về rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, huyết áp, gan, béo phì… cũng dễ bị mỡ máu cao hơn người không bị bệnh.

Những biến chứng do mỡ máu cao gây ra

Mỡ máu cao là một loại bệnh không gây tử vong ngay trong thời gian ngắn, tuy nhiên những biến chứng của nó rất nguy hiểm. Khi lượng mỡ trong máu quá cao rất nguy hiểm vì dễ dẫn đến hẹp động mạch, máu đi qua khó khăn hơn và làm giảm lượng máu tới mô cơ thể bao gồm cả tim.

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
  • Đột quỵ.
  • Bệnh về tim mạch: nhối máu cơ tim.
  • Tai biến mạch máu não.
  • Tiểu đường.
  • Bệnh vè gan.
  • Sa sút trí tuệ…
Để phòng ngừa bệnh máu nhiễm mỡ người cao tuổi kiểm tra 6 tháng/lần. Ảnh minh họa

Để phòng ngừa bệnh máu nhiễm mỡ người cao tuổi kiểm tra 6 tháng/lần. Ảnh minh họa

Cải thiện và kiểm soát mỡ máu cho người cao tuổi như nào?

Khi bị mỡ máu cao, người bệnh nên:

  • Kiểm tra mỡ trong máu định kỳ 3-6 tháng/lần hoặc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Duy trì cân nặng ổn định
  • Tăng cường tập thể dục hoặc chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, cầu lông, bơi, đạp xe, thể dục dưỡng sinh, yoga …
  • Người bệnh phải uống thuốc đều đặn, không được bỏ thuốc giữa chừng.
  • Đối với bệnh nhân tim mạch, bệnh thận mạn tính hoặc đái tháo đường, cần phải dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để duy trì mỡ trong máu ở mức độ tối ưu nhằm phòng tránh đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

Những thực phẩm nên ăn để phòng tránh mỡ máu cao gồm:

  • Ăn nhiều rau, uống nước ép củ quả tươi và trái cây chín loại ít ngọt
  • Nên ăn cá và đậu các loại thay thế ăn thịt. Ăn thịt thì chỉ nên chọn các loại thịt nạc không lẫn mỡ, không ăn da và gân.
  • Nên ăn tôm, tép, cua, ghẹ và các loại hải sản sẵn có. Mỗi tuần chỉ nên ăn từ 1-2 quả trứng gà hoặc vịt.
  • Nên dùng các loại dầu như dầu vừng, dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ô liu…thay cho mỡ động vật trong các món ăn chế biến bằng cách chiên xào.
  • Uống nhiều nước hàng ngày (từ 1,5 – 2 lít).

Những món ăn nên kiêng hoặc hạn chế:

  • Kiêng hoặc hạn chế ăn uống các món chiên xào.
  • Không ăn nhiều các loại thức ăn có hàm lượng cholestrol cao như óc lợn, mỡ động vật, da gà, da vịt, da lợn, lòng đỏ trứng, chân giò, gân bò, nội tạng động vật…
  • Không ăn quá nhiều đồ ngọt như chè, mứt, kẹo, bánh kem, kem, nước ngọt, nước tăng lực, nước trái cây đóng hộp, nước đường, mật ong…
  • Không uống quá nhiều rượu, bia; Không hút thuốc lá.
  • Không nên ăn tối muộn.
  • Để phòng ngừa bệnh máu nhiễm mỡ người cao tuổi kiểm tra 6 tháng/lần. Đặc biệt, những người có thể trạng béo, những người mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành cần kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, hiệu quả chữa trị cao, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm video được quan tâm


Ths. Hà Hùng – BV Lão Khoa TW
Ý kiến của bạn